Thời gian qua, chủ trương Về nguồn đã in sâu vào lòng dân, vì tính nhân văn sâu sắc, nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Thực hiện Về nguồn nhằm tạo bước đột phá, thúc đẩy KT-XH phát triển. Qua đó, vận động sức mạnh tổng hợp từ các cấp, các ngành, từ huy động nguồn lực trong nhân dân, sự đóng góp của toàn xã hội, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, chợ, nhà văn hóa, các công trình phúc lợi xã hội,...), góp phần tái cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, giảm nghèo, tăng hộ khá, giàu, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân,...
Thực hiện “Nhớ về cội nguồn, nghĩ đến trách nhiệm”, “Về với nhân dân, làm công tác xã hội, xây dựng nông thôn mới”, từng cấp ủy chi bộ và đảng viên phải vừa sâu sát, gần gũi, hòa mình vận động người dân thực hiện chủ trương chung, vừa phải đầu tàu gương mẫu, đi đầu thực hiện các phong trào, các phần việc cụ thể, thiết thực.
Nơi nào mà cả hệ thống chính trị làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, “miệng nói tay làm” thì cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nơi đó sẽ tự nguyện hiến đất làm đường, hỗ trợ tiền của, ngày công lao động, chung tay tìm địa chỉ đỏ, chăm sóc gia đình có công với cách mạng, chăm lo giúp đỡ hộ dân đang gặp khó khăn, thiếu thốn,.../.
Bé Bảy