Tiếng Việt | English

29/07/2015 - 09:17

Nhu cầu năng lượng tại Việt Nam tăng chóng mặt

Nhu cầu năng lượng tại Việt Nam tăng chóng mặt trong thập kỷ qua, và được dự báo sẽ tăng 400% trong vòng 20 năm tới.

Trang PR Newswire đưa tin, nhu cầu điện ở Việt Nam ngày càng tăng cao nhằm đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Với dân số hơn 90 triệu người và tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 6,9%, để đảm bảo tăng trưởng bền vững, Việt Nam đã gia tăng của nhu cầu năng lượng bằng 10% trong suốt 10 năm qua, và dự báo sẽ tiếp tục tăng thêm 400% trong vòng 20 năm tới.

PR Newswire nhận định, trong vòng 20 năm tới, lượng tiêu thụ điện chiếm phần lớn về nhu cầu năng lượng, và dự báo sẽ tăng với tốc độ 600%. 

Hệ thống bơm năng lượng mặt trời sự dụng trong dự án nước sạch tại ĐBSCL.

Theo trang tin này, hiện 1/3 sản lượng điện tại Việt Nam được tạo ra bởi năng lượng thủy điện, 1/3 từ khí đốt, và số còn lại được sản sinh ra từ than và nguồn năng lượng nhập khẩu. Để đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định cho thị trường trong nước, chính phủ dự kiến đưa nhà máy hạt nhân đầu tiên của Việt Nam đi vào hoạt động vào năm 2020.

Tổng cục Năng lượng cho biết, sản lượng điện năm 2015 ước đạt 194-210 tỷ kWh. Con số này dự kiến tăng tới 330-362 tỷ kWh vào năm 2020, và đến 695-834 tỷ kWh vào năm 2030.

Chính phủ Việt Nam đã xây dựng kế hoạch phát triển năng lượng sạch, theo đó lượng khí thải carbon trong tất các hoạt động năng lượng sẽ phải cắt giảm 10% - 20% vào năm 2020, và từ 20% - 30% vào năm 2030.

PR Newswire nhận định, để đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh của đất nước, Việt Nam đã bắt đầu cải cách trong lĩnh vực năng lượng thong qua thúc đẩy đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, giá bán lẻ điện và các thỏa thuận mua bán điện với EVN vẫn được coi là trở ngại đối với các nhà đầu tư nước ngoài./.

Trần Ngọc/VOV.VN
Theo PR Newswire

Chia sẻ bài viết