Tiếng Việt | English

01/07/2018 - 20:50

Robot AI giúp trẻ tự kỷ ‘đọc’ cảm xúc người khác tốt hơn

Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để khiến các robot “hiểu” được tốt hơn những đứa trẻ chơi cùng chúng.

Ảnh: POPULAR SCIENCE

Ảnh: POPULAR SCIENCE

Theo trang Popular Mechanics, một nghiên cứu năm 2012 từng chứng minh rằng đã có nhiều "tiến bộ tiềm năng trong việc sử dụng các robot tương tác" với trẻ bị tự kỷ. Những robot như Milo hay NAO có thể đi lại, trò chuyện hoặc thậm chí bắt chước các biểu hiện cảm xúc trên mặt người.

Mặc dù những robot này được chế tạo để có những hoạt động tương tác với con người, song nếu nó không hiểu được bối cảnh trò chuyện, nó sẽ khó có thể hỗ trợ được nhiều hơn cho những đứa trẻ bị tự kỷ.

Vì lẽ đó các nhà nghiên cứu tại phòng nghiên cứu Media Lab của MIT đã chế tạo một kiểu thuật toán machine learning được cá nhân hóa, giúp robot đoán định được sự quan tâm và tham gia của mỗi đứa trẻ trong những hoạt động tương tác.

Dữ liệu của từng trường hợp sẽ được tích lũy lại và trở thành khối dữ liệu duy nhất dành cho đứa trẻ mà con robot này đang theo dõi và tương tác cùng.

Ông Oggi Rudovic, tác giả thứ nhất của nghiên cứu hệ thống AI cho robot giúp trẻ tự kỷ cho biết: "Mục đích lâu dài của chúng tôi không chỉ là tạo ra những robot có thể thay thế các nhân viên trị liệu người thật, mà còn giúp cung cấp thêm những thông tin cốt lõi, giúp các nhà trị liệu có thể sử dụng để cá nhân hóa nội dung điều trị, giúp tạo ra nhiều hơn những tương tác tự nhiên, tích cực giữa robot và trẻ tự kỷ".

Hiểu được những đứa trẻ đang thực sự nghĩ gì là câu hỏi muôn thuở ngay cả với các chuyên gia chăm sóc trẻ em dày dặn kinh nghiệm nhất.

Khi họ theo dõi sự tương tác cảm xúc của một đứa trẻ với robot, họ thường đoán đúng khoảng từ 50-55%. Tuy nhiên khi sử dụng thuật toán được cá nhân hóa, robot đã có thể hiểu đúng được tương tác của trẻ tới 60%.

Theo tuoitre.vn

Chia sẻ bài viết