Thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn trong năm 2018, đặc biệt là kỷ niệm 70 năm Chiến thắng trận Mộc Hóa (18/8/1948 – 18/8/2018) và kỷ niệm 150 năm ngày hy sinh của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (12/9 âm lịch).
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức cuộc thi đọc sách tìm hiểu “Long An quê hương tôi” lần thứ IX - 2018 chủ đề “Hào khí sông Vàm” trong toàn tỉnh như sau:
I. Thể lệ cuộc thi
- Tất cả công dân Việt Nam đang cư trú trên địa bàn tỉnh Long An đều được tham gia cuộc thi.
- Bài dự thi phải trả lời đầy đủ theo thứ tự 07 câu hỏi, từ câu 01 đến câu 06, được phép viết tay hoặc đánh máy vi tính, riêng câu số 07 bắt buộc phải viết tay. Bài dự thi phải chừa lề, trình bày rõ ràng, sạch đẹp. Những bài dự thi trùng nhau về nội dung, photocopy, trả lời không đủ 07 câu, câu 07 viết quá 1.000 từ và gửi bài quá thời gian quy định sẽ bị loại.
- Bài dự thi phải ghi rõ: Họ tên, ngày, tháng, năm sinh; giới tính, nghề nghiệp; số điện thoại; địa chỉ (nơi ở hoặc nơi công tác).
- Bài dự thi gửi qua đường bưu điện (phải dán tem), ngoài phong bì ghi rõ: Bài dự thi đọc sách tìm hiểu “Long An quê hương tôi” lần thứ IX - 2018 chủ đề “Hào khí sông Vàm”.
- Địa chỉ nhận bài thi: Thư viện tỉnh Long An, số 26 đường Trương Công Xưởng, Phường 1, thành phố Tân An, tỉnh Long An.
II. Thời gian nhận bài dự thi
- Ngày 01/4/2018: Ra thông báo và nhận bài dự thi.
- Ngày 10/5/2018: Hết hạn nhận bài dự thi (tính theo dấu bưu điện).
- Ngày 01/7/2018 đến 31/7/2018: Tổng kết và trao giải thưởng.
III. Cơ cấu giải thưởng
1. Giải tập thể
- 01 Giải A: 1.500.000 đ + Hiện vật.
- 02 Giải B: 1.000.000 đ/ giải + Hiện vật.
- 03 Giải C: 700.000 đ/ giải + Hiện vật.
- 05 giải khuyến khích: 500.000 đ/ giải + Hiện vật.
2. Giải cá nhân
- 01 giải A: 1.000.000 đ + Hiện vật.
- 02 giải B: 800.000 đ/ giải + Hiện vật.
- 05 giải C: 500.000 đ/ giải + Hiện vật.
- 20 giải khuyến khích: 200.000 đ/ giải + Hiện vật.
- 02 giải bài viết hay: 200.000 đ/ giải + Hiện vật.
- 02 giải bài dự thi trình bày đẹp: 200.000 đ/ giải + Hiện vật.
Câu hỏi thi đọc sách tìm hiểu “Long An quê hương tôi” lần thứ IX - 2018, chủ đề “Hào khí sông Vàm”
Câu 1: Phần trắc nghiệm (chọn đáp án đúng)
Câu a: Trận Mộc Hóa là cuốn phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Cuốn phim lần đầu tiên được công chiếu vào ngày, tháng, năm nào?
a. Ngày 07/5/1948 b. Ngày 18/8/1948
c. Ngày 19/8/1948 d. Ngày 24/12/1948
Câu b: Tác giả ca khúc Tiểu đoàn 307 là ai?
a. Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí b. Nhạc sĩ Trần Chung
c. Nhạc sĩ Văn Cao d. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu
Câu c: Tên chiến sĩ tự chặt tay mình xông lên công đồn trận Mộc Hóa?
a. Chiến sĩ Nguyễn Văn Tịch b. Chiến sĩ Tạ Văn Ba
c. Chiến sĩ Huỳnh Kim Đạt d. Chiến sĩ Nguyễn Minh Trung
Câu d: Vàm Nhựt Tảo được Bộ Văn hóa, Thông tin xếp hạng là Di tích quốc gia năm nào?
a. Năm 1995 b. Năm 1996
c. Năm 1997 d. Năm 1998
Câu e: Trận đánh Mộc Hóa diễn ra vào ngày, tháng, năm nào?
a. Ngày 10/8 – 12/8/1948 b. Ngày 12/8 – 14/8/1948
c. Ngày 14/8 – 16/8/1948 d. Ngày 16/8 – 18/8/1948
Câu f: Ngày 19/5/2013 – Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tổ chức công bố Nghị quyết điều chỉnh ranh giới hành chính huyện Mộc Hóa để thành lập thị xã Kiến Tường và huyện Mộc Hóa còn lại. Nghị quyết được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký vào ngày, tháng, năm nào?
a. Ngày 01/01/2013 b. Ngày 01/3/2013
c. Ngày 15/3/2013 d. Ngày 18/3/2013
Câu g: “Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần”.
Tác giả của câu thơ trên là ai:
a. Nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt b. Nhà thơ Nguyễn Bính
c. Nhà thơ Nguyễn Trung Thu d. Nhà thơ Bùi Công Minh
Câu h: Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo tọa lạc tại:
a. Xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức.
b. Xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ.
c. Xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ.
d. Xã Đức Tân, huyện Tân Trụ.
Câu i: Tiểu đoàn trưởng đầu tiên của Tiểu đoàn 307 là:
a. Đồng chí Nguyễn Văn Sĩ b. Đồng chí Đỗ Huy Rừa
c. Đồng chí Nguyễn Văn Tiên d. Đồng chí Đào Ngọc Sới
Câu j: Ngày giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực được tổ chức hàng năm ở Long An là:
a. Ngày 26/8 – 27/8 âm lịch. b. Ngày 27/8 – 28/8 âm lịch.
c. Ngày 11/9 – 12/9 âm lịch. d. Ngày 26/10 – 27/10 âm lịch.
Câu 2: Bạn hãy cho biết tên gọi đầu tiên của Tiểu đoàn 307; Tiểu đoàn 307 làm lễ xuất quân tại đâu, vào ngày, tháng, năm nào; Ban chỉ huy đầu tiên của Tiểu đoàn 307?
Câu 3: “Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần”.
Hai câu thơ hào hùng trên muốn nhắc đến hai chiến công lẫy lừng của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Bạn hãy cho biết đôi điều về hai chiến công đó?
Câu 4: Sau khi anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hi sinh, nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt đã viết bài điếu để bày tỏ sự tiếc thương đối với sự hi sinh của ông. Bạn hãy cho biết tên, nội dung bài điếu và cho biết một số nét khái quát về tác giả?.
Câu 5: Nhân kỷ niệm 150 năm Ngày hy sinh của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, bạn có sáng kiến hoặc kiến nghị gì nhằm góp vào phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh Long An, trong đó có di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo nói riêng?
Câu 6: Chiến thắng trận Mộc Hóa là một trong ba chiến thắng tiêu biểu của quân và dân Long An trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; Bạn hãy nêu diễn biến trận Mộc Hóa và ý nghĩa lịch sử của trận đánh này.
Câu 7: Bạn hãy viết về một chiến công trên dòng sông Vàm Cỏ đã góp phần làm nên hào khí sông Vàm mà bạn cảm thấy tự hào nhất (bài viết không quá 1.000 từ).
* Tài liệu tham khảo
1. Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948 - 1954) – Phòng tổng kết lịch sử và khoa học công nghệ quân sự Quân khu 9.
2. Hỏi đáp về cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực.
3. Tóm tắt lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Long An.
4. Lịch sử công tác Đảng chính trị lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Long An (1945 – 2005).
5. Long An những đơn vị và các trận đánh tiêu biểu trong chiến tranh giải phóng (1945-1975).
6. Địa chí Long An. Nxb. Long An và nxb. KHXH - 1989.
7. Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Long An (1930 – 2000)/ BCH Đảng bộ tỉnh Long An - 2005.
8. Các hồ sơ di tích về Nguyễn Trung Trực.
9. Các sách, báo (Tuổi trẻ, Long An, Thanh niên...) đã phát hành.
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch