Trong bữa ăn hàng ngày vì một lý do nào đó, chúng ta không cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, làm cơ thể bị thiếu dưỡng chất cung cấp năng lượng cho hoạt động hàng ngày.
Cơ thể luôn có nhu cầu riêng đối với từng loại dưỡng chất, do đó khi cung cấp phải theo đúng nhu cầu của cơ thể và điều quan trọng là các dưỡng chất đó có được từ nguồn thực phẩm nào.
Xây dựng bữa ăn hợp lý, đầy đủ chất để bổ sung nguồn dưỡng chất cho cơ thể
Vitamine B12
Vitamin B12 có tác dụng tạo ra các gen di truyền, giúp hệ thần kinh luôn ổn định và khỏe mạnh, sản sinh ra các tế bào mới. Hàng ngày, cơ thể của người từ 15 tuổi trở xuống cần khoảng 2,4 microgram và người trên 15 tuổi cần 6 microgam.
Các loại thực phẩm có nhiều vitamine B12 gồm thịt, cá, trứng và các sản phẩm chế biến từ bơ, sữa như sữa chua, sữa tươi.
Vitamin C
Là thành phần cần thiết trong việc xây dựng các cấu trúc xương, da, mạch máu và các tế bào khác. Mỗi ngày, cơ thể cần bổ sung khoảng 90 miligam vitamin C đối với nam và khoảng 75 miligam đối với nữ. Vitamin C có trong cam, ớt xanh, dâu, cây bông cải xanh, dưa đỏ, cà chua, củ cải, khoai lang, mướp.
Vitamin K
Là vitamin tham gia vào quá trình sản sinh ra các loại protein trong cơ thể, quan trọng nhất là sử dụng vào việc tạo sự đông máu, làm lành các vết thương nhanh chóng. Mỗi ngày, cơ thể cần bổ sung 90 microgam đối với nữ và 120 microgam đối với nam. Vitamine K có trong các loại rau lá sẫm như rau cải, dầu đậu nành, dầu oliu, cà chua.
Vitamin D
Vitamin D tham gia vào quá trình hình thành xương, giúp xương luôn chắc khỏe. Hàng ngày cơ thể cần khoảng 200 IU đối với trẻ em và 600 IU đối với người lớn. Vitamine D có trong sữa, ngũ cốc, một vài loại cá như cá trích, cá hồi.
Vitamin E
Vitamin E có vai trò rất lớn trong cơ thể, ngoài việc đảm nhiệm vai trò miễn dịch, phục hồi ADN, hình thành các tế bào máu, Vitamne E còn là chất xúc tác để hấp thu vitamin K. Hàng ngày cơ thể cả nam lẫn nữ cần khoảng 15mg. Vitamine E có trong các loại thực phẩm như các loại dầu, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân.
Beta Caroten
Là loại dưỡng chất có thể thay thế vitamin A cho nhu cầu của cơ thể, giúp phục hồi thị lực, tăng cường hệ miễn dịch và phát triển các tế bào. Nó cũng có chức năng hoạt động như một chất chống ôxy hóa, có khả năng trung hòa các gốc tự do.
Để bổ sung beta caroten, hàng tuần chúng ta đưa các loại rau xanh và trái cây như đu đủ, xoài vào bữa ăn của mình.
Crom
Là một loại khoáng chất giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành dạng năng lượng, giúp biến đổi insulin thành đường glucose. Bình thường cơ thể một người trưởng thành cần từ 50 đến 200 microgam. Crom có trong các loại ngũ cốc, thịt và các loại hạt như hạnh nhân, mận khô, nho khô.
Axit Folic
Axit folic rất cần thiết cho quá trình sản sinh ra tế bào mới, đặc biệt là tế bào máu. Ở phụ nữ đang mang thai nếu bị thiếu hụt Axít Folic có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ. Ở người bình thường hàng ngày cơ thể cần khoảng 400mg Axit Folic. Để có được đầy đủ lượng Axít Folic chúng ta cần ăn các loại thực phẩm như gan, đậu khô, đậu hà lan, rau bina, măng tây, ngũ cốc.
Kẽm
Là loại khoáng chất rất cần thiết cho sự hình thành của hầu hết mọi tế bào trong cơ thể, từ việc tăng cường hệ thống miễn dịch đến điều chỉnh các yếu tố kích thích sinh dục. Hàng ngày cơ thể cần khoảng 11microgam đối với nam và khoảng 8 microgam đối với nữ. Chất kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm như hàu, thịt bò thăn, gà, bí ngô, sữa chua ít béo.
Magiê
Là dưỡng chất có tác dụng giúp cân bằng cơ thể và tham gia vào nhiều phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Hàng ngày, cơ thể cần khoảng 300 miligam đối với nữ và 350 miligam ở nam. Magiê có nhiều trong các loại hạt, bơ trái, kiwi.
Kali
Là dưỡng chất giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định, hỗ trợ hoạt động chức năng tim và thận, đảm bảo sự co bóp của cơ bắp và giúp tăng khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Hàng ngày, ở người trưởng thành cần khoảng 4.700mg Kali. Chúng ta cần ăn các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây tươi, các loại bơ sữa ít chất béo, ngũ cốc, cá và thịt nạc./.
Bs Hồ Văn Cưng