Đầu tư cơ sở vật chất
Tính đến cuối tháng 6 năm 2023, toàn tỉnh có 326 trường đạt CQG theo tiêu chí mới, đạt 55,35%. |
Nếu nhiều HS, nhất là HS tiểu học bị ám ảnh với nhà vệ sinh (NVS) của trường học thì ở một ngôi trường tại xã Lạc Tấn, huyện Tân Trụ mang đến điều ngược lại. Đó là Trường Tiểu học Lạc Tấn - trường đạt CQG mức độ 1 và đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất mức độ 2.
Trường Tiểu học Lạc Tấn có không gian rộng rãi, thoáng mát, đặc biệt là khu NVS của HS luôn sạch sẽ, có rất nhiều cây xanh hòa cùng tiếng nhạc không lời tạo nên sự khác biệt với các NVS cho HS ở các trường khác. Trong đó, có 1 khu NVS lớn với lối đi vào là hàng cây kiểng, bên cạnh là vườn hoa cùng cách trang trí NVS đẹp mắt. Bên trong NVS được bố trí bồn rửa tay, máy sấy khô tay tự động và các loại cây kiểng. Với không gian này, HS không còn ngại mỗi khi muốn đến NVS mà ngược lại, bên ngoài khu NVS còn là không gian để các em ngắm cảnh.
Học sinh mạnh dạn giơ tay phát biểu trong các tiết học
Ngoài ra, Trường Tiểu học Lạc Tấn có đầy đủ phòng học, phòng chức năng và trang thiết bị đáp ứng nhu cầu dạy và học của trường. Trước khi bắt đầu năm học 2023-2024, trường cải tạo, sửa chữa 10 phòng để đạt chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lạc Tấn - Đặng Thị Ái Uyên cho biết: “Cơ sở vật chất đạt mức độ 2 có sự khác biệt lớn với mức độ 1. Về phục vụ giảng dạy và học tập, trường có thêm nhà đa năng giúp GV, HS có môi trường dạy và học thuận lợi, nhất là tiết thể dục và các hoạt động ngoài trời. Ngoài ra, trường có phòng nghỉ cho GV thông với phòng GV, giúp GV có nơi nghỉ ngơi trong thời gian trống tiết. Đây cũng là phòng tôi cảm thấy cần thiết và hài lòng nhất khi thiết thực chăm lo cho GV”.
Giáo viên áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy
Bên cạnh đó, hầu hết các phòng học đều có tivi thông minh phục vụ tốt cho GV thay đổi phương pháp giảng dạy, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết dạy.
Năm 2024, trường tiếp tục được đầu tư xây mới dãy lầu (1 trệt, 2 lầu) với 9 phòng thay cho các phòng học xuống cấp nhằm củng cố, nâng chất tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2.
Nhà vệ sinh của học sinh được trang trí cây xanh đẹp mắt
Để góp phần nâng cao chất lượng GD của trường, mỗi GV phải có sự nỗ lực trong công tác giảng dạy. Điều đầu tiên tôi thực hiện là làm cho HS thích đến trường. Đầu mỗi buổi học, tôi luôn tạo không khí sôi nổi, vui vẻ cho HS bằng các trò chơi, bài hát, bài múa ngắn khoảng 5 phút. Được “sạc pin”, các em có tinh thần hơn khi bắt đầu giờ học chính thức. Tôi xây dựng đôi bạn cùng tiến để các em giúp đỡ, động viên nhau trong việc học.
Ngoài ra, tôi phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc thông tin tình hình học tập của các em. Đặc biệt, tôi tổ chức hoạt động trò chơi trong buổi họp mặt phụ huynh vừa thay đổi không khí, vừa giúp phụ huynh hiểu con mình hơn qua các câu hỏi về mong muốn, nguyện vọng, sở thích của các em. Nhờ những hoạt động đó, lớp tôi có sự gắn kết giữa GV, HS và phụ huynh, giúp hoạt động giảng dạy, học tập diễn ra thuận lợi, HS ngày càng tiến bộ”.
Cô Nguyễn Thị Xuân Nguyên - GV Trường Tiểu học Lạc Tấn (huyện Tân Trụ)
|
Nâng cao chất lượng giáo dục
Cơ sở vật chất bảo đảm, GV, HS được dạy và học trong điều kiện thuận lợi, từ đó nâng cao chất lượng GD. Đạt CQG, Trường Mẫu giáo Sao Mai (TP.Tân An) luôn nỗ lực phát huy thế mạnh của trường, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Sao Mai - Trần Thị Tuyết Mai thông tin: “Năm học 2023-2024, trường đặt ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể để nâng cao chất lượng GD của đơn vị. Trường xây dựng trường mầm non hạnh phúc, lấy trẻ làm trung tâm; đồng thời, tăng cường GD kỹ năng sống cho trẻ, nhất là kỹ năng sống xanh, bảo vệ môi trường. Ngoài ra, trường còn tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh và luôn bảo đảm an toàn cho trẻ, nhất là an toàn thực phẩm”.
Nhà vệ sinh của học sinh được bố trí máy sấy khô tay
Trường Mẫu giáo Sao Mai còn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và soạn giảng như thu học phí không dùng tiền mặt, xuất hóa đơn điện tử, GV sử dụng phần mềm để soạn giáo án điện tử,...
Trường Tiểu học và THCS Bình Hòa Đông (huyện Mộc Hóa) có sự thay đổi phương pháp giảng dạy, giúp HS hứng thú học tập. Trường quan tâm bồi dưỡng HS giỏi, giúp các em phát huy năng lực và tinh thần tự học, tự nghiên cứu. Riêng HS có học lực trung bình, còn yếu ở các môn học, GV theo sát để hướng dẫn, củng cố kiến thức cho các em.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Bình Hòa Đông - Nguyễn Thanh Lâm chia sẻ: “Trường đạt CQG nên điều kiện học tập của HS ngày càng được nâng lên, GV thuận lợi thay đổi phương pháp dạy học. Ngoài ra, để giữ vững danh hiệu trường đạt CQG, trường nỗ lực để không có HS bỏ học bằng các giải pháp như phối hợp địa phương vận động các em trở lại trường, giúp đỡ HS học yếu để các em không chán nản việc học, vận động mạnh thường quân hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn,...”.
Có thêm nhiều trường đạt CQG, chất lượng GD ngày càng được nâng lên, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng phục vụ phát triển KT-XH./.
Vườn hoa trước khu vực nhà vệ sinh cho học sinh của Trường Tiểu học Lạc Tấn
Năm học 2023-2024, ngành GD được quan tâm, đầu tư, bổ sung nhiều cơ sở vật chất mới, nhất là đầu tư cho xây dựng trường đạt CQG. Cụ thể, số phòng học được đầu tư mới, bổ sung: Mầm non là 36 phòng, tiểu học là 199 phòng, THCS là 86 phòng.
Ngoài ra, số phòng học bộ môn, thư viện, NVS được đầu tư mới, nâng cấp cải tạo: Mầm non là 26 phòng, tiểu học là 201 phòng, THCS là 186 phòng, THPT là 20 phòng. Tổng kinh phí đầu tư cho năm học 2023-2024 là 466,506 tỉ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh.
Ngoài ra, tỉnh được nguyên Chủ tịch nước - Trương Tấn Sang vận động nhà tài trợ xây dựng Trường THPT Nguyễn Trung Trực - Bến Lức (huyện Bến Lức) với 72 phòng kiên cố, có tổng kinh phí xây dựng trên 155 tỉ đồng và đưa vào sử dụng đầu năm học 2023-2024; đang xây dựng Trường THPT Võ Văn Tần (huyện Đức Hoà) theo hướng đạt CQG với quy mô 28 phòng học, 9 phòng bộ môn, 17 phòng chức năng và các công trình phụ trợ khác, sẽ đưa vào sử dụng đầu năm học 2024-2025.
|
An Nhiên