Ảnh minh họa: Internet
Tỷ lệ hút TL chung trong nghiên cứu này là 31,8%. Trình độ càng cao thì tỷ lệ hút TL càng giảm. Kết quả nghiên cứu so với mặt bằng chung hút TL ở cộng đồng theo nghiên cứu điều tra tình hình sử dụng TL ở người trưởng thành (GATS) năm 2015 tại Việt Nam là 45,3% thì tỷ lệ hút TL của CBCCVC, NLĐ trong cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh giảm rất nhiều. Nghiên cứu cũng cho thấy, người đang hút thuốc tập trung ở tuyến huyện, chiếm hơn 1/2 tổng số người hút thuốc. Người hút TL trên 10 năm chiếm 41,5% và có 62,8% là nhân viên.
Về thái độ đối với hành vi hút TL, phần lớn người được hỏi ủng hộ Luật Phòng, chống tác hại của TL và bài bác hành vi hút TL. Hầu hết người được hỏi đều thấy khó chịu hoặc không chấp nhận đàn ông, phụ nữ và trẻ vị thành niên hút TL với tỷ lệ lần lượt: 83,7%; 97,1% và 99,6%. Có 81,9% người được hỏi cảm thấy khó chịu và 15% không chấp nhận việc hít phải khói TL vì lo lắng có thể mắc bệnh. Có trên 93% ủng hộ việc cấm hút thuốc ở các địa điểm: Trường học, bệnh viện, nơi làm việc, phương tiện giao thông công cộng; tuy vậy, vẫn còn 3,5% ý kiến phản đối.
Nói về giải pháp nhằm làm giảm việc sử dụng TL của của CBCCVC, NLĐ tại cơ quan, công sở và tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của TL trên địa bàn tỉnh, hầu hết những người được hỏi đều được phổ biến các quy định từ cấp trên về cấm hút TL. Có 98,8% cơ quan, đơn vị quy định cấm hút TL tại nơi làm việc. Tuy nhiên, vẫn còn 48,2% nơi làm việc có người hút TL với lý do cơ quan có nhiều thành phần xã hội đến lên hệ làm việc và vẫn còn nam giới của cơ quan hút TL. Để khắc phục tình trạng này, người được hỏi cho rằng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải gương mẫu thực hiện các quy định về cấm hút TL; đưa quy định cấm hút TL vào quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị; đăng ký xây dựng mô hình, đơn vị không khói TL và đưa việc phòng, chống tác hại của TL vào kế hoạch hành động hàng năm của đơn vị.
Việc truyền thông xây dựng môi trường không khói TL, theo người được khảo sát thì “được triển khai khá rộng rãi đến các cơ quan, đơn vị, người dân qua việc triển khai luật, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các phương tiện trực quan”, “tổ chức tuyên truyền về tác hại của TL cho toàn thể CBCCVC. Nhiều đơn vị thực hiện nghiêm túc và quyết liệt bằng cách tổ chức ký cam kết không hút TL đến từng người, đưa việc không hút TL vào chỉ tiêu thi đua để xếp loại hàng năm”.
Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương truyền thông Luật Phòng, chống tác hại của TL chưa sâu rộng, liên tục, mang tính hình thức, nguồn kinh phí còn hạn chế, nhiều nơi công cộng vẫn còn tình trạng hút TL; truyền thông mua bán, cấm quảng cáo TL, tư vấn cai nghiện TL vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc; việc mua bán TL vẫn còn công khai, tràn lan mọi lúc, mọi nơi.
Đánh giá về việc đưa nội dung phòng, chống tác hại của TL vào kế hoạch hoạt động năm, quy định không hút TL tại nơi làm việc vào quy chế cơ quan, đơn vị, người được phỏng vấn cho rằng, “rất cần thiết, qua đó bắt buộc đội ngũ CBCCVC, NLĐ phải chấp hành, tuân theo. Đồng thời qua đó, đẩy mạnh tuyên truyền tác hại của TL đến cộng đồng dân cư”.
Các đơn vị tiếp nhận rất nhiều văn bản chỉ đạo từ Bộ Y tế đến UBND tỉnh, huyện để thực hiện luật. Tuy vậy, các nguồn lực tài chính hỗ trợ của tỉnh hoặc Trung ương còn khó khăn nên chủ yếu thực hiện lồng ghép các cuộc họp, phong trào khác, chỉ vận dụng nguồn tài chính của cơ quan và công đoàn cơ sở chi vào các hoạt động thi đua, hội thi khu vực.
Phòng, chống tác hại của thuốc lá
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (TL) có hiệu lực từ ngày 01-5-2013. Mục tiêu của luật là hạn chế, giảm dần tỷ lệ người sử dụng TL, giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh có nguyên nhân từ TL; bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Điều 13 của luật quy định nghĩa vụ của người hút TL: Không hút thuốc tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc; không hút TL trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi; giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu TL đúng nơi quy định khi hút TL tại những địa điểm được phép hút TL.
Điều 14 quy định quyền và trách nhiệm của người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút TL: Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút TL có các quyền: Buộc người vi phạm chấm dứt việc hút TL tại địa điểm cấm hút TL; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; yêu cầu người vi phạm quy định cấm hút TL ra khỏi cơ sở của mình; từ chối tiếp nhận hoặc cung cấp dịch vụ cho người vi phạm quy định cấm hút TL nếu người đó tiếp tục vi phạm sau khi được nhắc nhở.
Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút TL có trách nhiệm: Thực hiện quy định tại Điều 6 của luật này; tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về cấm hút TL tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành; treo biển có chữ hoặc biểu tượng cấm hút TL tại địa điểm cấm hút TL.
Điều 17 quy định việc cai nghiện TL: Việc cai nghiện TL được thực hiện trên cơ sở tự nguyện. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được tổ chức các hoạt động hoặc thành lập các loại hình cơ sở để tư vấn, cai nghiện TL. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc cai nghiện TL và cơ sở tư vấn, cai nghiện TL được hưởng mức thuế ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế. Chính phủ quy định điều kiện thành lập và tổ chức hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện TL quy định tại khoản 2, điều này.
Điều 25 quy định về việc bán TL: Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được tổ chức, cho phép hoặc bán TL tại các địa điểm quy định tại Điều 11, Điều 12, trừ điểm a, khoản 1, Điều 12 của luật này; không được bán TL phía ngoài cổng nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, THCS, THPT, viện nghiên cứu y học, bệnh viện, nhà hộ sinh, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã, phường, thị trấn trong phạm vi 100 mét tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó.
|
Thanh Bình