Tiếng Việt | English

06/12/2021 - 18:15

Chuyên gia chỉ cách giúp mẹ phân biệt Omega thực vật và Omega động vật

Từ lâu, Omega vẫn được biết đến là dưỡng chất rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển não bộ của trẻ bởi trong chất xám của não hầu hết là acid béo Omega.

Trong những năm đầu đời, não bộ và trí tuệ của trẻ phát triển rất nhanh. Từ 0-2 tuổi, thậm chí lúc trong bào thai, trọng lượng não trẻ có thể đạt tới 80% trọng lượng não trưởng thành. Lúc 2- 5 tuổi, trọng lượng của não tăng thêm 10%, tức khoảng 90% não người trưởng thành.

Từ lúc 5 tuổi đến lúc trưởng thành, não chỉ phát triển thêm 10% trọng lượng. Để đạt được trượng lượng não của người trưởng thành cần khoảng 1200- 1400gr. Khi về già có tuổi não sẽ teo dần, chỉ còn lại 900- 1000gr. 

Omega thực vật chủ yếu lấy từ các loại hạt có dầu như: dầu lanh, hạt chia, hạt óc chó, quả lý chua đen…

Omega thực vật chủ yếu lấy từ các loại hạt có dầu như: dầu lanh, hạt chia, hạt óc chó, quả lý chua đen…

Theo các nghiên cứu trên thế giới, trong giai đoạn 0- 3 tuổi, trẻ sẽ phát triển toàn diện 5 yếu tố trí tuệ bao gồm: trí tuệ logic (khả năng ghi nhớ sự vật; sắp xếp đồ vật trật tự), trí tuệ ngôn ngữ (tăng vốn từ vựng; phát âm đúng…), trí tuệ cảm xúc (biết thể hiện cảm xúc), trí tuệ nghệ thuật (khả năng cảm thụ âm nhạc, mỹ thuật…), kỹ năng giao tiếp (trò chuyện, hòa đồng với mọi người, biết nói cảm ơn…). 

PGS.TS Trần Đình Toán, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Lâm sàng cho biết: Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ. Từ lâu, Omega vẫn được biết đến là dưỡng chất rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển não bộ của trẻ bởi trong chất xám của não hầu hết là acid béo Omega.  

“Omega chiếm tỉ lệ rất cao trong chất xám và tạo ra độ nhạy của các neuron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác. Nếu thiếu Omega trong quá trình phát triển trẻ sẽ có chỉ số thông minh IQ thấp. Omega rất cần thiết đối với trẻ sơ sinh, trẻ trong độ tuổi phát triển, đặc biệt là trẻ sinh non, chậm nói hoặc bị rối loạn tăng động giảm chú ý.” - PGS.TS Trần Đình Toán cho biết.

Theo PGS.TS Trần Đình Toán, Omega là một nhóm các axit béo chưa no cần thiết đa nối đôi gồm DHA – EPA – ALA. Các axit béo chưa no cần thiết này cơ thể không tự tổng hợp được mà chỉ có thể bổ sung từ bên ngoài qua thực phẩm. 

Omega động vật chủ yếu lấy từ cá biển.

Omega động vật chủ yếu lấy từ cá biển.

Theo các chuyên gia, dù omega từ hai nguồn thực vật và động vật khi vào trong cơ thể đều có giá trị hấp thu như nhau, giúp não bộ phát triển. Omega thực vật chủ yếu lấy từ các loại hạt có dầu như: dầu lanh, hạt chia, hạt óc chó, quả lý chua đen… Omega động vật chủ yếu lấy từ cá biển. Tuy nhiên, tại sao Omega thực vật lại đang có xu hướng được sử dụng nhiều hơn?

Lý giải điều này, PGS.TS Trần Đình Toán cho rằng, việc phát triển Omega thực vật có ý nghĩa lớn đối với việc bảo tồn sự bền vững của hệ sinh thái tự nhiên bởi Omega động vật từ cá biển đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. 

Các nhà khoa học trên Thế giới đã tính toán rằng nếu tốc độ khai thác ở các đại dương tiếp diễn như hiện nay, đến năm 2048 chúng ta sẽ không còn cá để đánh bắt trên toàn cầu. Đây cũng là lời cảnh báo đối với những ngành sản xuất liên quan đến nguồn nguyên liệu từ cá biển tự nhiên, trong đó có DHA, Omega từ cá.

Hơn nữa, Omega thực vật có thể kiểm soát được chất lượng, an toàn thực phẩm ngay từ khi gieo trồng có sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật hay không, có ô nhiễm đất, nước hay không…. Còn nguồn Omega động vật nhất là nguồn lấy từ cá biển đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường biển ngày càng trầm trọng. 

Một điểm đặc biệt nữa khiến omega thực vật đang có xu hướng được sử dụng nhiều hơn bởi chỉ ở Omega thực vật mới có là dưỡng chất ALA (Alpha Lipoic acid). 

Omega thực vật có tính bền vững cao, không bị biến chất và được bảo toàn tốt hơn Omega động vật. Như chúng ta biết, Omega 3 là chất béo kém bền vững, dễ bị oxy hóa, dễ biến chất tuy nhiên, trong Omega thực vật lại có hàm lượng Vita min E nhất định giúp bảo toàn được Omega bền vững hơn, giúp chống oxy hóa, chống sự biến chất cho Omega. Trong khi đó Omega động vật có hàm lượng Vitamin E ít hơn. 
  
Mặt khác, Omega thực vật không mùi, không vị (nhất là không có vị tanh) nên dễ uống và dễ dung nạp với trẻ. Ngay từ sơ sinh, cơ quan vị giác của trẻ đã phát triển thậm trí còn nhạy cảm gấp 3 lần so với vị giác người lớn. Vậy nên, trẻ sơ sinh cũng có thể sử dụng Omega thực vật mà không gây kích ứng, nôn trớ./.

Theo VOV

Chia sẻ bài viết