Tiếng Việt | English

11/12/2019 - 19:40

Lộc Giang: Làng nghề bánh tráng vào xuân

Để kịp thời phục vụ nhu cầu của thị trường dịp Tết Nguyên đán sắp tới, các lò bánh tráng trên địa bàn xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đang tất bật sản xuất., có một làng nghề chuyên sản xuất bánh tráng công nghiệp với khoảng 6, 7 cơ sở bánh tráng sản xuất bằng máy. Những ngày này, không khí sản xuất ở đây luôn hối hả, nhộn nhịp.

Không khí sản xuất tất bật ở cơ sở bánh tráng Cô Giáo Hiền, ấp Lộc Hòa, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa

Không khí sản xuất tất bật ở cơ sở bánh tráng Cô Giáo Hiền, ấp Lộc Hòa, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa

Trên địa bàn xã Lộc Giang, huyện Đức HòaTrò chuyện cùng chúng tôi, ông Trần Văn Chúc - chủ cơ sở sản xuất bánh tráng ở ấp Lộc Thạnh, cho biết: "Trước đây, gia đình tôi làm nghề bánh tráng quy mô nhỏ. Khi còn làm thủ công, cả nhà vất vả cả ngày từ sớm đến tối nhưng chỉ sản xuất được 7-8kg bánh tráng giao cho các tiệm tạp hóa trong xóm, tiền lời chẳng được bao nhiêu. Cách đây khoảng 10 năm, nhận thấy nhu cầu thị trường ngày càng nhiều, tôi gom góp đầu tư máy tráng bánh với số vốn hơn 100 triệu đồng. Tôi thuê thêm nhân công, người đứng máy bỏ vỉ, bắt vỉ, gỡ bánh, lên khuôn dập bánh và lựa bánh,… Hiện bình quân mỗi ngày, cơ sở của tôi sản xuất gần 1 tấn bánh tráng các loại.

Những ngày gần tết, chúng tôi phải tranh thủ làm thêm cho kịp giao hàng. Trước đây, nếu chúng tôi bắt đầu sản xuất từ 6 giờ đến khoảng 21 giờ thì nay, công việc bắt đầu từ 4 giờ và kết thúc lúc 22 giờ". Bà Nguyễn Thị Giàu - công nhân tại cơ sở sản xuất bánh tráng của ông Chúc, chia sẻ: "Tôi làm ở cơ sở bánh tráng này được 2 năm. Tùy vào mỗi khâu mà chủ trả công từ 110.000-130.000 đồng/ngày. Dịp tết, cơ sở sản xuất nhiều hơn, chúng tôi làm tăng ca nên có thu nhập hơn 200.000 đồng/ngày. Nhờ vậy, chúng tôi kiếm thêm được ít tiền mua sắm tết".

Anh Trần Thành Phong - chủ cơ sở sản xuất bánh tráng Thảo Vân (ấp Lộc Hòa), cho biết: "Hiện nay, cơ sở bánh tráng của gia đình tôi có gần 35 nhân công phục vụ từ các khâu coi máy trộn bột, làm bánh đến phơi bánh, cắt bánh và đóng gói thành phẩm. Mỗi ngày, cơ sở chúng tôi sản xuất khoảng 600-700kg bánh thành phẩm. Điểm khác nhau của bánh tráng phơi thủ công so với bánh tráng của các lò có máy phơi sấy là bánh tráng ra thành phẩm sẽ dày hơn. Do hiện nay thị trường chuộng bánh tráng mỏng nên dịp tết này, lượng bánh tráng xuất ra của gia đình tôi tăng không nhiều".

Cơ sở sản xuất bánh tráng ở ấp Lộc Thạnh

Cơ sở sản xuất bánh tráng ở ấp Lộc Thạnh

Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất, kinh doanh bánh tráng Hương Vàm Cỏ (ấp Lộc Hòa) - Nguyễn Anh Tuấn cho hay: "Mỗi ngày, hợp tác xã cung cấp ra thị trường khoảng 7, 8 tấn bánh tráng các loại với giá 30.000-40.000 đồng/kg. Những ngày gần tết, chúng tôi phải chạy hết công suất để đáp ứng nhu cầu thị trường tết của người dân".

So với các cơ sở sản xuất bánh tráng trên địa bàn xã Lộc Giang, cơ sở bánh tráng Cô Giáo Hiền của gia đình anh Tuấn có điểm khác biệt là được sản xuất bằng một quy trình khép kín. Từ khâu trộn bột, tráng bánh, đi qua lò sấy và ra thành phẩm chứ không phơi thủ công như những nơi khác nên sản phẩm bánh tráng của cơ sở thuộc dạng "siêu mỏng". Cũng như những nơi khác, không khí sản xuất bánh tráng ở cơ sở Cô Giáo Hiền đang rất khẩn trương. Em Lê Văn Hậu (20 tuổi) - công nhân khâu đưa bánh qua lò sấy, cho biết: "Quê em ở Đồng Tháp, lên đây làm được gần 1 năm. Tiền công mỗi ngày 130.000 đồng và chủ bao ăn, ở. Dịp này, tất cả công nhân tại cơ sở đều xin làm tăng ca để vừa đủ hàng giao cho khách, vừa kiếm thêm tiền về quê ăn tết".

Nghề sản xuất bánh tráng là nghề truyền thống ở xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa có từ hàng chục năm qua. Những ngày cận tết, các cơ sở sản xuất bánh tráng nơi đây đang tăng hết công suất để kịp giao hàng cho khách./.

Song Hồng

Chia sẻ bài viết


 
Liên kết hữu ích