Tiếng Việt | English

24/04/2024 - 19:47

Nghề nuôi ong lấy mật 

Hiện nay, tại các huyện vùng Đồng Tháp Mười và huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, nhiều hộ dân tận dụng các vạt rừng tràm để nuôi ong lấy mật. Đây cũng là một nghề truyền thống lâu đời của người dân./.

 Nghề nuôi ong mật có từ lâu đời, hiện được nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh nuôi. Dọc các khu rừng tràm tại khu vực Đồng Tháp Mười và một số xã tại huyện Thủ Thừa, nghề nuôi ong lấy mật vẫn được nhiều hộ dân duy trì để có thêm thu nhập

 Vợ chồng ông Võ Văn Bo (63 tuổi, quê huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) có hơn 20 năm theo nghề. Hiện ông chọn khu vực rừng tràm giáp ranh Khu công nghệ Môi trường xanh, xã Tân Long, huyện Thủ Thừa để nuôi hơn 200 thùng ong lấy mật

 Theo những người nuôi ong, nghề nuôi ong buộc người nuôi phải quen với không gian tĩnh lặng, hạn chế đèn điện. Người nuôi ong cũng phải am hiểu kỹ thuật, cần cù, chịu khó và quan trọng là am hiểu đặc tính con ong

Ong sống thành đàn. Trong đàn có ong chúa, ong đực, ong thợ. Mỗi đàn chỉ có 1 ong chúa đóng vai trò điều tiết hoạt động cho cả đàn ong

 Ong đực có nhiệm vụ giao phối với ong chúa, còn ong thợ với số lượng đông nhất đàn có cấu tạo cơ thể phù hợp với vai trò nuôi ấu trùng, thu mật, phấn hoa

 Một số ong thợ có nhiệm vụ trinh sát, tìm các nguồn mật, phấn hoa thông báo cho các ong thu hoạch biết để đến đó hút mật. Quãng đường ong di chuyển đi lấy mật có thể lên đến 4km

 Thùng ong xem như ngôi nhà chung của đàn ong. Mỗi thùng ong được người nuôi kê cao khoảng 30cm so với mặt đất. Thùng nuôi ong thường được làm bằng gỗ truyền thống, thích hợp với ong nên cho hiệu quả cao nhất

"Kiểu thùng Langtros như hiện nay khá phổ biến, có giá thành rẻ, bền bỉ trong điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, kiểu thùng này cho sản lượng mật không cao bằng sử dụng thùng gỗ truyền thống", ông Bo cho biết

Thông thường, nuôi ong lấy mật, ong sẽ ra ngoài tự nhiên để lấy mật, phấn hoa. Tuy nhiên, trong những thời điểm trái mùa hoa nở, người nuôi ong thường phải bổ sung lượng phấn hoa khô với đậu nành xay nhuyễn, vitamin, mật, nước thành thức ăn bổ sung cho đàn ong

 Thùng nuôi ong thường có kích thước 48x25cm. Mỗi thùng đặt từ 8-9 cầu ong hay còn gọi là khung ong. Bên trong thùng nuôi, nhiệt độ luôn duy trì ở mức 350C, độ ẩm 95%

 Đối với người nuôi, khi ong chúa khoảng 8 tháng tuổi sẽ dễ bị bệnh nên thường được thay thế bằng ong chúa mới để duy trì đàn ong hay nhân thêm đàn mới

 Vào mùa hoa tràm nở rộ, mỗi tháng ông Bo sẽ lấy mật 2 lần, mỗi lần khoảng 1 lít/thùng. Riêng những tháng mùa mưa, sản lượng mật sẽ ít hơn

 Mật ong tràm có màu vàng óng rất đẹp và có giá trị kinh tế cao

Kiên Định – Võ Thành Nguyễn

Chia sẻ bài viết