Tiếng Việt | English

01/05/2025 - 10:24

Thực phẩm nên và không nên, lựa chọn thông minh để bảo vệ thận

Theo các nghiên cứu dinh dưỡng lâm sàng, việc kiểm soát nhóm thực phẩm giàu kali và phospho giúp giảm đến 30% nguy cơ biến chứng tim mạch ở bệnh nhân suy thận.

chế độ ăn - Ảnh 1.

Chuối rất tốt cho sức khỏe nhưng lại là loại thực phẩm người suy thận cần tránh do giàu kali (Ảnh minh họa)

Dưới đây là bảng gợi ý thực phẩm cho người bệnh suy thận mạn:

Nên ăn:

Tinh bột ít đạm: Gạo trắng, miến dong, khoai lang đã ngâm/rửa kỹ.

Đạm chất lượng cao: Lòng trắng trứng, sữa ít béo, cá tươi, ức gà.

Rau quả ít kali: Cải bắp, súp lơ trắng, táo, lê, dưa hấu.

Cần tránh:

Thực phẩm giàu phospho: Nội tạng động vật, sữa đặc, tôm khô, xúc xích, phô mai chế biến.

Thực phẩm mặn: Nước mắm, đồ hộp, mì ăn liền, dưa muối.

Thực phẩm nhiều kali: Chuối, bơ, rau muống, cam, bưởi.

Giải pháp dinh dưỡng cho người bệnh thận mạn 

BS Trần Tuyết Trinh, Bệnh viện Bạch Mai, khuyến nghị: "Bệnh nhân cần được tư vấn bởi chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn cá nhân hóa. Cần theo dõi định kỳ các chỉ số điện giải, ure, creatinin để điều chỉnh khẩu phần ăn kịp thời".

Ngoài ra nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ưu tiên chế biến hấp, luộc, hạn chế chiên rán nhiều dầu mỡ. Kết hợp vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và tâm trạng.

Dinh dưỡng đúng cách là "vũ khí" mạnh mẽ giúp bệnh nhân suy thận mạn chiến đấu với bệnh tật. Việc tuân thủ 6 nguyên tắc vàng, cùng sự đồng hành của bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng sống. 

Hãy nhớ: Mỗi lựa chọn trên bàn ăn hôm nay chính là bước đi bảo vệ sức khỏe ngày mai.

Dinh dưỡng có thể quyết định tiến triển của suy thận mạn

Khi chức năng thận suy giảm, khả năng lọc máu và đào thải độc tố của cơ thể cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo BS Trinh, thận không còn đủ sức loại bỏ các chất dư thừa như nước, kali, phospho... dẫn đến hàng loạt biến chứng như phù nề, rối loạn điện giải, tăng huyết áp, có thể đe dọa tính mạng.

"Dinh dưỡng đúng cách không chỉ giúp bảo tồn chức năng thận tồn dư mà còn làm chậm tiến triển bệnh, kéo dài thời gian điều trị bảo tồn trước khi phải lọc máu", BS Trinh nói. Một chế độ ăn khoa học còn cải thiện triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, duy trì chất lượng sống tốt hơn và hạn chế các biến chứng suy thận mạn.

4 lợi ích không ngờ từ chế độ ăn hợp lý

Nhiều bệnh nhân suy thận thường kiêng khem quá mức, gây ra suy dinh dưỡng. Một kế hoạch dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ năng lượng và chọn lọc hợp lý thực phẩm sẽ mang lại những lợi ích thiết thực:

Ngăn ngừa suy dinh dưỡng: Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng từ nguồn tinh bột như gạo trắng, khoai củ ngâm rửa kỹ, miến dong, giúp cơ thể duy trì cân nặng và khối cơ.

Cân bằng chuyển hóa: Kiểm soát lượng đạm, muối, kali và phospho trong khẩu phần ăn, giảm áp lực chuyển hóa lên thận.

Trì hoãn lọc máu: Dinh dưỡng phù hợp giúp làm chậm tiến triển bệnh thận, kéo dài thời gian trước khi phải can thiệp lọc máu.

Cải thiện triệu chứng: Chế độ ăn đủ năng lượng và kiểm soát điện giải giúp giảm mệt mỏi, buồn nôn, nâng cao khả năng vận động và tinh thần lạc quan ở người bệnh./.

Theo Báo Tuổi Trẻ

Nguồn: https://tuoitre.vn/thuc-pham-nen-va-khong-nen-lua-chon-thong-minh-de-bao-ve-than-20250501084030958.htm

Chia sẻ bài viết