Tiếng Việt | English

12/06/2019 - 14:28

Các hoạt động sở hữu trí tuệ tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm

Vai trò của sở hữu trí tuệ ngày nay có giá trị lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và địa phương nói riêng. Các hoạt động sở hữu trí tuệ tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm và nâng cao đời sống của người dân địa phương. Giá trị tài sản trí tuệ có thể lớn hơn rất nhiều so với giá trị các tài sản hữu hình.

Phó Trưởng phụ trách Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP.HCM - Trần Giang Khuê cho biết, Việt Nam hiện có 75 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Sản phẩm thanh long của huyện Châu Thành, tỉnh Long An đang được thực hiện thủ tục công nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Sáng 12/6, Sở Khoa học và Công nghệ Long An phối hợp Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức lớp tập huấn “Đăng ký, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của địa phương”. Tham gia tập huấn có cán bộ các cơ quan có liên quan thuộc Phòng Kinh tế TP.Tân An, thị xã Kiến Tường, Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, Cục Quản lý thị trường, Cục Hải quan, Cảnh sát kinh tế, một số sở, ngành tỉnh, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh,…trên địa bàn tỉnh.

Phó Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ Long An - Nguyễn Minh Hải cho rằng vai trò của sở hữu trí tuệ ngày nay có giá trị lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và địa phương nói riêng. Các hoạt động sở hữu trí tuệ tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm và nâng cao đời sống của người dân địa phương. Giá trị tài sản trí tuệ có thể lớn hơn rất nhiều so với giá trị các tài sản hữu hình. Việc bảo hộ và khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ sẽ góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế, nâng cao năng lực, vị thế của các doanh nghiệp, tổ chức khoa học, giúp tạo ra các sản phẩm có giá trị lớn, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước.

Tham gia lớp tập huấn, các cán bộ được đại diện Cục Sở hữu trí tuệ giới thiệu tổng quan về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; các hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm của địa phương; bảo vệ, quản lý, khai thác quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm của địa phương.

Hiện nay, có 3 hình thức bảo hộ sản phẩm, gồm: Bảo hộ nhãn hiệu tập thể, bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận vào bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Phó Trưởng phụ trách Văn Phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP.HCM - Trần Giang Khuê cho biết, Việt Nam hiện có 75 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Sản phẩm thanh long của huyện Châu Thành, tỉnh Long An đang được các cơ quan hữu quan thực hiện thủ tục công nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Ông Trần Giang Khuê cho biết thêm, việc nhận biết, bảo vệ, khai thác và phát triển tốt tài sản trí tuệ sẽ góp phần bảo đảm quyền hợp pháp cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; ngăn chặn và chống các hành vi trái phép, tránh rủi ro, bảo đảm tính thống nhất trong công tác quản trị, phù hợp với chiến lược thương hiệu, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, nâng cao uy tín, chất lượng và mở rộng thị trường./.

Mai Hương

Chia sẻ bài viết


 
Liên kết hữu ích