Nguyên nhân gây đau bụng kinh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Các cơn chuột rút trong kỳ kinh nguyệt không phải là bình thường. Nó có thể báo hiệu một vấn đề ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Các nguyên nhân có thể gây ra chứng chuột rút bất thường trong thời kỳ kinh nguyệt, cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn, bao gồm các nguyên nhân dưới đây:
1. Lạc nội mạc tử cung
Là một tình trạng mà lớp niêm mạc của tử cung (được gọi là nội mạc tử cung) bị lắng đọng bên ngoài khoang của tử cung. Các mô đáng lẽ phát triển trong tử cung lại được tìm thấy ở các bộ phận khác trên cơ thể. Những mô này có thể có đáp ứng hoặc có chức năng khác so với mô phát triển trong tử cung.
Đa số các trường hợp lạc nội mạc tử cung được phát hiện ra ở vùng chậu như buồng trứng, ống dẫn trứng và các bộ phận khác của khung chậu. Theo thời gian, những mô niêm mạc kinh nguyệt này gây viêm và sẹo trong khung chậu của phụ nữ. Nó có thể không chỉ gây ra những cơn đau dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt mà còn có thể gây vô sinh. Chúng có thể gây ra u nang buồng trứng lớn được gọi là "u nang sô cô la". Phụ nữ có thể mất nhiều năm mà không chẩn đoán ra vì nó có thể xảy ra mà không có triệu chứng.
2. U xơ tử cung
Là những khối u phát triển từ thành cơ của tử cung ( không phải là ung thư). Nhiều phụ nữ không biết mình bị u xơ tử cung. Tuy nhiên, một số u xơ tử cung có thể gây đau và kinh nguyệt bất thường, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
3. Bệnh viêm vùng chậu
Là một nguyên nhân khác gây ra hiện tượng đau bụng kinh có thể là do nhiễm trùng tử cung và ống dẫn trứng, được gọi là bệnh viêm vùng chậu. Viêm vùng chậu là nguyên nhân phổ biến nhất của ống dẫn trứng bị tắc.
Dấu hiệu cho thấy cơn đau kinh nguyệt của bạn có thể là bất thường
Cơn đau bắt đầu xảy ra hoặc trầm trọng hơn nhiều năm sau khi có kinh lần đầu
Một số phụ nữ trải qua giai đoạn đau trong kỳ kinh sớm ở độ tuổi thanh thiếu niên khi họ có kinh lần đầu tiên mà không phải do bệnh lý có từ trước. Đây được gọi là đau bụng kinh nguyên phát. Tuy nhiên, những cơn đau kinh nguyệt trở nên tồi tệ hơn về sau này có thể do các bệnh lý hoặc bất thường của hệ thống sinh sản và loại đau bụng kinh này được gọi là đau bụng kinh thứ phát.
Nhiều phụ nữ mắc các bệnh lý này thường không được chẩn đoán, cho đến khi họ nhận ra rằng họ gặp khó khăn với việc mang thai. Hãy nói chuyện với bác sĩ phụ khoa để bạn có thể được chẩn đoán và xử trí sớm các bệnh như vậy.
Khi có dấu hiệu bất thường, phụ nữ nên đi khám chuyên khoa. Ảnh: BV Bãi Cháy
Đôi khi cảm thấy đau vùng chậu không trong kỳ kinh nguyệt
Khó chịu vùng chậu ngay trước kỳ kinh và trong vài ngày đầu của kỳ kinh có thể là bình thường. Phụ nữ cũng có thể gặp một số khó chịu xung quanh việc rụng trứng. Nhưng nếu bị đau vùng chậu vào những thời điểm khác trong chu kỳ kinh, thì có thể báo hiệu một vấn đề.
Một dấu hiệu khác có thể là co rút không bình thường nếu bị đau khi quan hệ tình dục. Một số nguyên nhân gây đau khi quan hệ tình dục cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng co rút kinh nguyệt bất thường.
Chuột rút trong kỳ kinh kéo dài hơn 2 - 3 ngày
Việc ra máu trong kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 2 đến 7 ngày là bình thường nhưng sẽ không bình thường khi bị chuột rút trong suốt kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng chuột rút cũng có thể bắt đầu một ngày hoặc vài ngày trước khi bắt đầu ra máu, nhưng nếu kéo dài cho đến khi kết thúc kỳ kinh cần phải lưu ý.
Kinh nguyệt nhiều và kéo dài
Điều này bao gồm chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày hoặc nếu máu chảy ra nhiều đến mức bạn phải thay băng vệ sinh hoặc băng vệ sinh mỗi giờ một lần. Chảy máu quá nhiều có thể gây thiếu máu hoặc thiếu sắt và có thể báo hiệu một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Bạn nên đến gặp bác sĩ phụ khoa nếu kinh nguyệt ra nhiều hoặc kéo dài.
Các triệu chứng khác
Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào khác ngoài đau bụng kinh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa:
- Chu kỳ không đều
- Đau khi quan hệ tình dục
- Đau vùng chậu đôi khi bên cạnh kỳ kinh nguyệt
- Khó mang thai
- Cảm thấy đầy hơi hoặc sưng hoặc có khối u ở xương chậu
- Chuột rút kèm theo buồn nôn hoặc tiêu chảy
- Đau khi đi tiêu trong kỳ kinh nguyệt
- Các vấn đề về tiết niệu trong kỳ kinh nguyệt
Không chủ quan với tình trạng chuột rút trong kỳ kinh nguyệt
Nếu tình trạng đau bụng kinh đến mức phụ nữ phải nghỉ làm thường xuyên thì đó là điều không bình thường. Khi ở mức độ đau này, phụ nữ nên thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị. |
Nếu phụ nữ có bất kỳ triệu chứng nào ở trên cảnh báo một vấn đề tiềm ẩn hoặc nếu có lo lắng tình trạng chuột rút trong kỳ kinh nguyệt nên khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần. Bác sĩ phụ khoa sẽ đánh giá về các triệu chứng và khám kỹ lưỡng để tìm ra bệnh lý tiềm ẩn nào dẫn đến đau đớn trong kỳ kinh nguyệt.
Khi tìm được ra các nguyên nhân bệnh, sẽ được điều trị sớm hơn để có thể giảm đáng kể các triệu chứng đau đớn và có khả năng cải thiện cơ hội có con (nếu có kế hoạch sinh con). Một số tình trạng như u nang buồng trứng (do lạc nội mạc tử cung hoặc các bệnh khác) hoặc u xơ tử cung có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng hoặc khó chịu nào. Những bệnh này cũng có thể được điều trị khi đi khám phụ khoa định kỳ./.
Theo SK&ĐS