Tiếng Việt | English

30/10/2024 - 10:33

Giá xăng dầu hôm nay 30/10: Trong nước sẽ được điều chỉnh trái chiều?

Giá dầu thô thế giới vẫn giữ đà giảm sau thông tin sẽ có cuộc họp tìm giải pháp ngoại giao giữa Israel và Iran. Trong khi đó, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành chiều mai (31.10) có thể biến động trái chiều.

Ngày 30/10, giá xăng dầu kéo dài đà giảm nhẹ từ phiên trước. Theo đó, giá dầu Brent giảm 30 cent, tương đương 0,4%, xuống 71,12 USD/thùng; giá dầu WTI giảm 17 cent, tương đương 0,3%, xuống 67,21 USD/thùng.

Đầu phiên, cả 2 mặt hàng dầu chuẩn đã tăng hơn 1 USD/thùng khiến nhiều dự báo lo ngại giá quay đầu tăng trở lại. Tuy nhiên, thông tin trên Reuters đã xoay chuyển tình thế, giá dầu quay lại đà giảm. Tối 29/10, Thủ tướng Israel đã có một cuộc họp với các lãnh đạo cao cấp của nước này về các cuộc đàm phán, nhằm tìm ra giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột gần đây.

Giá dầu thô thế giới giữ đà giảm, dự báo giá xăng trong nước giảm nhẹ (ẢNH: REUTERS)

Trong khi đó, cũng theo Reuters, nhu cầu dầu từ Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới - tiếp tục giảm là lực cản đối với giá dầu trên thế giới.

Theo các nhà phân tích, áp lực lên thị trường dầu khá lớn, chủ yếu đến từ nhu cầu dầu tại Trung Quốc giảm và lo ngại về nguồn cung.

Giá dầu thế giới đã có 2 phiên giảm giá liên tục và tuần trước tăng có thể khiến giá trong nước biến động theo. Ngày 30/10, một số doanh nghiệp đầu mối xăng dầu dự báo, tại kỳ điều hành giá chiều mai (ngày 31/10), giá xăng có thể giảm 300 - 400 đồng trong khi giá dầu ngược lại, tăng từ 100 - 250 đồng/lít/kg. Mức tính toán dự báo này chưa bao gồm Quỹ bình ổn giá xăng dầu và các loại phí khác, nếu có thay đổi.

Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng trong nước đã có 42 phiên điều chỉnh, trong đó có 21 phiên giảm, 17 phiên tăng và 5 phiên trái chiều./.

Giá xăng dầu hôm nay 29/10: Giảm sốc hơn 6% chỉ sau một đêm

Giá xăng dầu hôm nay 29/10: Giảm sốc hơn 6% chỉ sau một đêm 

Giá dầu thô thế giới tiếp tục giảm sốc mất hơn 4 USD, tương đương hơn 6% lúc rạng sáng nay. Đà giảm bắt nguồn từ biến động địa chính trị ở Trung Đông.

Thao Báo Thanh Niên

Nguồn: https://thanhnien.vn/gia-xang-dau-hom-nay-30102024-trong-nuoc-se-duoc-dieu-chinh-trai-chieu-185241030083232357.htm

Chia sẻ bài viết