Cholesterol là gì?
Cholesterol là một thành phần của lipid máu, được hình thành từ 2 nguồn: nội sinh bởi chính cơ thể (70-75%) và từ thực phẩm như thịt, trứng, phô-mai, bơ. Nhiều người vẫn nghĩ cholesterol là thành phần xấu trong cơ thể, là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh. Thực tế, cholesterol rất quan trọng với cơ thể: Là nguyên liệu cho quá trình sản xuất các mô tế bào; Hỗ trợ quá trình sản xuất nội tiết tố sinh dục; Hỗ trợ quá trình bài tiết mật trong gan.
(Ảnh minh họa)
Cholesterol “tốt” và Cholesterol “xấu”
Không thực sự có cholesterol “tốt” và cholesterol “xấu”. Do là chất không tan trong nước, cholesterol cần gắn với một chất khác để có thể vận chuyển trong máu, chất đó là lipoprotein. Lipoprotein gồm hai loại chính, trong đó một loại là lipoprotein tỉ trọng thấp (low density lipoprotein- viết tắt là LDL) đưa chlolesterol tới các động mạch và thường bị coi là “cholesterol xấu” (LDL-Cholesterol). Trong khi đó, lipoprotein mật độ cao (high density lipoprotein - HDL) lại thu thập cholesterol và đưa trở lại gan để tái chế và loại bỏ (dưới dạng axit mật), nên thường được coi là “cholesterol tốt” (HDL- Cholesterol).
Chỉ số bình thường
Nồng độ cholesterol trong cơ thể được coi là bình thường khi:
Cholesterol toàn phần: 120-200 mg/dL
HDL- Cholesterol: 40-109 mg/dL
LDL- Cholesterol: 0-114 mg/dL
Cholesterol cao có nguy hiểm?
Cholesterol cao là sự gia tăng nồng độ cholesterol trong máu. Nếu không được điều trị, LDL-Cholesterol dư thừa sẽ lắng đọng và bám vào thành mạch máu, hình thành những mảng bám trong lòng động mạch và dẫn tới nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch.
Để giảm cholesterol cần bao nhiêu thời gian?
Câu trả lời với mỗi người là khác nhau, giống như nguyên nhân dẫn tới tình trạng cholesterol trong máu tăng cao và điều quan trọng hơn cả là 70-75% cholesterol trong cơ thể là nội sinh
Thực phẩm có thể giúp giảm cholesterol?
Sử dụng thực phẩm như một chiến lược để giảm cholesterol chắc chắn sẽ không khiến cho nồng độ cholesterol tăng quá cao, ngay cả với những người mắc bệnh lý quá mẫn với cholesterol, tức là tạo ra quá nhiều cholesterol về mặt di truyền. Nếu không tính đến các yếu tố về di truyền hay kiểm soát stress, thì thực phẩm và hoạt động thể chất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm cholesterol.
Về thực phẩm, bạn nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây (đặc biệt là táo), hạt lanh, các loại hạt nói chung, thức ăn tổng hợp... Những thực phẩm này cũng rất giàu phytosterol có thể làm giảm cholesterol. Các chuyên gia cũng lưu ý rằng bơ thực vật có thể giúp giảm nhẹ cholesterol, song lại làm giảm sự hấp thụ các vitamin tan trong chất béo. Vì thế, bơ thực vật không được khuyên dùng những người không có vấn đề thực sự về cholesterol.
Tuy nhiên, chiến lược quan trọng nhất là bảo vệ cholesterol khỏi quá trình oxy hóa. Bởi vì cholesterol bị oxy hóa trở nên nhỏ, dày đặc và nguy hiểm hơn nhiều vì khó loại bỏ.
Những thực phẩm cần tránh khi bạn bị cholesterol cao?
Rất ít loại thực phẩm cần phải tránh hoàn toàn ngay cả khi chúng bị xem là nguyên nhân trực tiếp làm tăng nồng độ cholesterol. Theo các chuyên gia dịnh dưỡng, dù bạn tiêu thụ nhiều quả trứng mỗi tuần, song đây cũng không phải là yếu tố nguy cơ. Các nghiên cứu dường như đều nhất trí về vấn đề này. Những thực phẩm giàu cholesterol vì thế không phải là vấn đề.
Giảm cholesterol bằng cách tự nhiên
Để giảm cholesterol một cách tự nhiên, bạn có thể sử dụng những thực phẩm giàu chất xơ như một chất bổ sung. Tuy nhiên, quá trình này phải được thực hiện dần dần để không bị đầy hơi. Berberine cũng rất hiệu quả: nó làm tăng AMP kinase, làm chậm sản xuất cholesterol và có tác dụng rất thú vị đối với lượng đường trong máu. Dù có thể mua dễ dàng tại các hiệu thuốc, những tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng berberine.
Các chuyên gia cho rằng cách tốt nhất để giảm cholesterol bền vững vẫn là duy trì một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh./.
Theo VOV.VN