Tiếng Việt | English

11/03/2021 - 17:26

Làm thế nào để vượt qua cảm giác thất bại trong công việc?

Thất bại trong công việc có thể là một việc rất khó khăn vì bạn phải đối mặt với những người dường như phải tiếp xúc hàng ngày. Bạn sẽ phải thật dũng cảm để đương đầu với những sai lầm và thất bại này.

Thất bại trong công việc có thể là một việc rất khó khăn vì bạn phải đối mặt với những người dường như phải tiếp xúc hàng ngày. Bạn sẽ phải thật dũng cảm để đương đầu với những sai lầm và thất bại này, nhưng đây vẫn luôn là một phần quan trọng trong sự phát triển của mỗi chúng ta. Dưới đây là những cách bạn có thể phục hồi sau thất bại trong công việc.

Thất bại trong công việc không phải là hiếm

Điều đầu tiên cần hiểu là thất bại trong công việc không phải là hiếm. Cũng giống như bạn, tất cả những người khác cũng đang mắc sai lầm. Cuộc sống công việc của chúng ta chỉ đơn giản là di chuyển quá nhanh, các yêu cầu chồng chất lên nhau và có vẻ như chúng ta không bao giờ có thể bắt kịp — chứ đừng nói đến việc suy tính trước. Những sai lầm, sai sót và thất bại trong công việc là không thể tránh khỏi bởi những hoàn cảnh này.

Những áp lực đó có thể khiến bất kỳ ai cũng phải nhụt chí, vì vậy đừng lãng phí thời gian để cảm thấy xấu hổ khi mắc sai lầm ở nơi làm việc. Học cách chấp nhận thất bại trong công việc như một phần tất yếu, chỉ có như vậy bạn mới vượt qua được những cảm giác tiêu cực và hậu quả của những tình huống này.

Vượt qua cái tôi của bản thân

Nếu bạn đã từng thất bại trong công việc, bạn biết rằng cái tôi của bạn có thể bị ảnh hưởng trong những tình huống này. Nhưng khi bạn học cách kiểm soát những đổ vỡ này và những tiêu cực liên quan đến thất bại trong công việc có thể giúp bạn hồi phục nhanh chóng và đưa bạn trở lại con đường đi đến thành công!

Quá trình này sẽ giúp bạn điều chỉnh cảm xúc của mình, liên quan đến những thất bại trong công việc và đảm bảo rằng những cảm xúc tiêu cực này không kéo bạn xuống quá lâu. Và để làm điều đó, để học cách quản lý sự thất vọng và tiêu cực mà bạn thường cảm thấy sau khi mắc sai lầm, bạn cần phải khám phá điều gì đã xảy ra.

Chuẩn bị cho sự tiêu cực

Ngoài việc xem xét tình hình, có một số cảm xúc phổ biến liên quan đến những thất bại trong công việc mà bạn cần để ý. Học cách đề phòng những kiểu suy nghĩ và cảm xúc này sau khi mắc lỗi trong công việc, hoặc trong bất kỳ phần nào khác của cuộc sống, sẽ giúp bạn đối phó tốt hơn, bất cứ khi nào có điều gì đó cố gắng làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn.

Đó có thể là nhiều cảm xúc như xấu hổ, thất vọng, xung đột bên trong, cảm thấy mình vô dụng và yêu đuối, cảm thấy mình không có giá trị, cảm giác như mọi người xung quanh đều tốt hơn mình, v.v.

Tuy nhiên, nếu bạn để điều này xảy ra, những suy nghĩ và cảm xúc này sẽ làm tổn hại sức khỏe tinh thần của bạn. Vì vậy, giống như thể bạn đang chuẩn bị ra trận chiến đấu, bạn sẽ phải phát triển chiến lược của mình sao cho những cảm xúc này không thể xuất hiện trước mặt bạn.

Làm điều này sẽ giúp bạn có được vị trí tốt để vượt qua những điều tiêu cực, đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của bước đi này.

Phản ánh, thừa nhận, áp dụng và lặp lại

Khi bạn đã thực hiện chiến lược mới của mình, đã đến lúc bắt đầu cố gắng ngẫm nghĩ về các hành động của bản thân. Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ về cách bạn hiện đang đối phó với những sai lầm của mình. Tại sao bạn lại hành động như vậy? Đó có phải là nỗ lực của bạn để cố gắng che đậy sự bất an bên trong mà bạn có? Hay là một số lý do khác?

Khi bạn đã tìm ra lý do, hãy thừa nhận điều đó với bản thân và chấp nhận rằng đây là cách bạn đã hành động trong quá khứ và cần phải thay đổi.

Đây là bước cơ bản để học cách thoát khỏi thất bại trong công việc. Khi bạn đã có được nhận thức về bản thân, bạn có thể bắt đầu áp dụng các chiến lược mới mà bạn vừa tạo cho chính mình và thiết lập các thói quen mới có lợi hơn nhiều cho sự phát triển và tiến bộ của cá nhân bạn.

Sau đó, bước cuối cùng là lặp lại quy trình. Bất cứ khi nào bạn thất bại trong công việc hoặc mắc một số sai lầm trong một lĩnh vực khác của cuộc sống, hãy tự mình dẫn dắt bản thân đi qua quá trình phản ánh và đánh giá này. Lặp lại quá trình này sẽ giúp bạn sửa đổi và điều chỉnh các chiến lược của mình, đồng thời nó có thể giúp bạn phát triển và tiến bộ hơn hẳn so với trong quá khứ./.

Theo VOV.VN

Chia sẻ bài viết