Giao diện sàn Thương mại điện tử: https://voso.vn/ của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel
Theo đó, tỉnh sẽ phối hợp các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, ngành và đơn vị có liên quan thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về kết quả hỗ trợ hộ SXNN lên sàn TMĐT, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời, tăng cường thông tin quảng bá, giới thiệu về các sàn TMĐT, sàn Postmart.vn (Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) và sàn Voso.vn (Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel).
Theo Kế hoạch, trong năm 2021, tỉnh triển khai cho 842 hộ SXNN tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên các sàn TMĐT, giảm phụ thuộc vào thương lái hoặc trung gian. Cung cấp các thông tin hữu ích cho các hộ SXNN như thông tin thị trường nông sản, dự báo nhu cầu và năng lực sản xuất nông sản, thời tiết, mùa vụ,… Thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy phát triển giao dịch thương mại điện tử, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch TMĐT.
Hỗ trợ đưa hộ SXNN lên sàn TMĐT
Chỉ tiêu trong năm 2021, đạt 70% hộ SXNN được đào tạo, tập huấn về kỹ năng số và kỹ năng hoạt động trên không gian mạng, 60% số hộ SXNN được đào tạo, tập huấn, hướng dẫn thực hiện quy trình Đóng gói - Kết nối - Giao nhận, 100% hộ SXNN có tài khoản bán hàng/gian hàng trên sàn, 50% hộ SXNN có tài khoản thanh toán điện tử.
Lựa chọn các hộ SXNN được chứng nhận là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; các chuỗi sản xuất nông sản truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, đủ điều kiện an toàn thực phẩm, có sản phẩm đạt các chứng chỉ đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng như VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, các sản phẩm đạt OCOP (mỗi xã, phường một sản phẩm) để hỗ trợ, xây dựng điển hình, lan tỏa hoạt động mua, bán và tiêu thụ sản phẩm nông sản trên sàn TMĐT.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
10% số loại sản phẩm được quảng bá, giới thiệu trên sàn, 10% sản lượng nông sản tiêu thụ qua sàn, 10% số sản phẩm nông nghiệp được gắn mark thương hiệu trên sàn, 20% số hộ SXNN được gắn mark thương hiệu trên sàn trên địa bàn được đưa lên sàn, 10% số sản phẩm nông sản có công cụ truy xuất nguồn gốc trên sàn.
Mở rộng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên kênh phân phối mới, hiện đại và bền vững thông qua nền tảng số, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, từng bước tiếp cận các thị trường khó tính để nâng cao giá trị hàng hóa nông sản thông qua các Hiệp định thương mại EVFTA, UKVFTA,... Mục tiêu có ít nhất 30/63 tỉnh, thành phố cả nước và 5 quốc gia (Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ) tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của Long An qua sàn TMĐT.
Hỗ trợ cung cấp thông tin, nguyên liệu đầu vào
Tất cả thông tin được cung cấp qua sàn/apps di động đến các hộ SXNN Cung cấp các thông tin hữu ích như thông tin thị trường nông sản, dự báo nhu cầu và năng lực sản xuất nông sản, thông tin thời tiết, mùa vụ, giống, phân, thuốc,... Cung cấp các thông tin hữu ích như: thị trường nông sản, dự báo nhu cầu và năng lực sản xuất, thông tin thời tiết, mùa vụ, giống, phân, thuốc,... Cung cấp các sản phẩm, nguyên liệu, vật tư đầu vào có thương hiệu, đảm bảo chất lượng và phù hợp với nhu cầu của hộ SXNN để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chính sách ưu đãi khi mua sắm các sản phẩm, nguyên liệu, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh trên sàn TMĐT.
Mục tiêu có 20% số hàng hóa, sản phẩm đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ SXNN được giới thiệu, cung cấp trên sàn, 5% số hàng hóa, sản phẩm đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh qua sàn TMĐT, 100% số hàng hóa, sản phẩm đầu vào có chính sách giảm giá, khuyến mại hoặc ưu đãi khác đặc thù hơn cho hộ SXNN khi mua qua sàn TMĐT so với mua ngoài thị trường.
Cũng theo Kế hoạch, trong các năm tiếp theo, tùy tình hình thực tế, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, 02 sàn TMĐT và các đơn vị liên quan đưa chỉ tiêu cụ thể cho từng năm và đảm bảo triển khai hết 100% hộ SXNN có nhu cầu lên sàn.
Việc thúc đẩy kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thông qua các sàn TMĐT là giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp thôn, giúp hộ SXNN quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tiêu thụ nông sản trên kênh phân phối mới, hiện đại và bền vững thông qua nền tảng số; thúc đẩy tiêu thụ, mua bán nông sản nhanh chóng, thuận tiện, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19./.
Hùng Cường