Tiếng Việt | English

12/02/2022 - 14:09

Mức hỗ trợ di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực thuộc nội thành

Tỉnh Long An đã ban hành quy định chính sách hỗ trợ di dời đối với các cơ sở chăn nuôi trong khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Không chăn nuôi trong nội thành

Theo đó, Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí đào tạo chuyển đổi nghề; một phần chi phí tháo dỡ để di dời và một phần lãi suất vay đầu tư cơ sở chăn nuôi đến địa điểm mới. Việc hỗ trợ được thực hiện sau khi các cơ sở chăn nuôi chấm dứt hoạt động chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi, di dời đến địa điểm mới. Trong trường hợp có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cùng một nội dung, đối tượng áp dụng chỉ được nhận hỗ trợ một chính sách phù hợp nhất.

Theo đó, sẽ hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn, đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng đối với các cơ sở chăn nuôi ngừng hoạt động và không có điều kiện di dời đến địa điểm mới, với định mức hỗ trợ tối đa 4 triệu đồng/hộ/khóa.

Đối với cơ sở chăn nuôi có chuồng trại kiên cố, chuồng trại được xây dựng theo hình thức chuồng kín (chuồng lạnh) hoặc chuồng hở với kết cấu tường xây gạch hoặc song sắt; cột bê tông hoặc cột sắt; nền láng xi măng; có lợp mái thì mức hỗ trợ là 100.000 đồng/m2 chuồng trại tại thời điểm chấm dứt hoạt động, nhưng tối đa không quá 200 triệu đồng/cơ sở.

Đối với các cơ sở chăn nuôi còn lại, mức hỗ trợ là 50.000 đồng/m2 chuồng trại tại thời điểm chấm dứt hoạt động, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/cơ sở. 

Ngoài ra, quy định này cũng hỗ trợ lãi suất vốn vay và thời gian hỗ trợ không quá 3 năm với mức hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay phát sinh theo hợp đồng vay vốn trong hai năm đầu, 50% lãi suất vốn vay phát sinh trong năm thứ ba. Tổng mức hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng đối với cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại lớn, 150 triệu đồng đối với cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại vừa và 70 triệu đồng đối với cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại nhỏ.

Cũng theo quy định này thì điều kiện được hỗ trợ di dời là cơ sở chăn nuôi đáp ứng quy định tại điểm a khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Cơ sở nuôi dưỡng di chuyển đến địa điểm mới thuộc địa bàn tỉnh Long An; quy mô nuôi dưỡng trang trại và đáp ứng các điều kiện nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; Cơ sở nuôi dưỡng gia cầm, gia cầm và các vật thể khác được phép nuôi dưỡng. Thời gian thực hiện Chính sách hỗ trợ có hiệu lực thi hành đến hết ngày 20 tháng 7 năm 2025.

Về kinh phí thực hiện thì ngân sách hỗ trợ cho các cơ sở nuôi dưỡng di chuyển đến điểm mới theo định dạng trang trại quy mô lớn và hỗ trợ đào tạo chuyên nghiệp. Ngân sách huyện (chi từ nguồn kinh tế của ngân sách huyện) hỗ trợ cho các cơ sở nuôi dưỡng di chuyển đến địa điểm mới theo hình thức trang trại quy mô vừa và nhỏ.

Trước đó, theo đánh giá của ngành chức năng tỉnh, những năm qua hình thức chăn nuôi trong nội thành, khu dân cư có nhiều hạn chế là khó mở rộng quy mô để đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến; khó đáp ứng theo các quy chuẩn, đặc biệt là về kiểm soát, ngăn ngừa nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh; không đủ điều kiện xây dựng liên kết, hình thành chuỗi sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm vật nuôi.

Ngoài ra, khu vực nội thành, khu dân cư là nơi tập trung đông người dân sinh sống nên việc chăn nuôi dễ gây ô nhiễm môi trường, tác động, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và nguy cơ lây lan dịch bệnh cho người và vật nuôi...

Với những bất cập và hạn chế trên, việc cấm mở các cơ sở chăn nuôi trong nội thành, khu dân cư là điều phù hợp. Tháng 7/2020, tỉnh ban hành quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép mở các cơ sở chăn nuôi. Nếu các tổ chức, cá nhân đã có cơ sở chăn nuôi xây dựng, đang hoạt động ở nội thành trước khi có quy định này thì trong thời hạn 5 năm phải ngừng hoạt động hoặc di dời đến địa điểm phù hợp.

Theo cập nhật, tổng hợp của các địa phương gần đây, toàn tỉnh có khoảng 1.800 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư (khu vực không được phép chăn nuôi).

Trong đó, có 223 cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại (182 cơ sở quy mô nhỏ và hơn 40 cơ sở quy mô vừa), cơ sở chăn nuôi nông hộ (gần 1.600 hộ, chiếm 87%). Do các cơ sở chăn nuôi này nằm trong khu vực nội thành nên diện tích đất dành cho chăn nuôi rất khan hiếm, nhỏ, trung bình từ 10m2 đến khoảng 200m2./.

Lê Đức

Chia sẻ bài viết