Tiếng Việt | English

13/10/2020 - 19:45

Ngay sau khi bão số 7 vào bờ, bão số 8 sẽ xuất hiện ở ngoài khơi

Bão số 7 vào bờ ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vào chiều tối 14/10, ngay lập tức, ngoài khơi xuất hiện bão số 8.

Chiều tối mai bão số 7 sẽ đổ bộ vào bờ biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Ông Hoàng Phúc Lâm – Phó Giám đốc Trung tâm KTTV Quốc gia cho biết, dự kiến 13h ngày mai (14/10) bão số 7 nằm trên vùng biển của các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sức gió mạnh nhất giật cấp 11. Dự kiến chiều và tối 14/10, bão số 7 sẽ đổ bộ vào khu vực đất liền Đồng Bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 10, 11. Hoàn lưu của bão số 7 rất rộng, với vùng mây bao phủ toàn khu vực Vịnh Bắc Bộ sau đó tương tác với không khí lạnh phía Bắc tràn xuống sẽ gây mưa cho một khu vực rộng lớn.

Ông Hoàng Phúc Lâm – Phó Giám đốc Trung tâm KTTV Quốc gia.

 Theo ông Lâm, trong đêm 14 ngày 15 khu vực phía Bắc đón đợt không khí lạnh tăng cường yếu và từ ngày 16-17/10 đợt không khí lạnh mạnh sẽ bổ sung xuống kết hợp với hoàn lưu bão số 7 sẽ gây mưa lớn ở khu vực phía Bắc và khu vực miền Trung.

Tối và đêm nay (13/10)  bão số 7 sẽ di chuyển lên đảo Hải Nam, tương tác với thực địa và không khí lạnh sẽ có diễn biến rất phức tạp phức tạp, khó lường.

Từ sáng ngày 14/10 đến hết ngày 16/10 bão và hoàn lưu của bão sẽ gây mưa rất to cho khu vực Đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung Bộ với lượng mưa trung bình từ 200-300mm, có nơi lên tới 400mm.

“Hoàn lưu bão rất rộng sẽ gây ra gió mạnh, sóng lớn, triều cường ngày mai rơi vào buổi chiều, tương tác với bão gây ra nguy cơ vỡ đê ven biển nhất là khu vực Thái Bình, Nam Định,… Mưa bão gây ra nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở các khu vực vùng núi phía Bắc và ngập úng đô thị. Dông lốc, gió giật mạnh, tạo ra xung đột gây ra nguy hiểm các công trình như nhà cửa, cột điện,…nhất là thời điểm người dân đi làm về cần hết sức chú ý”, ông Lâm nhấn mạnh.

Hướng đi dự kiến của bão số 7.

Hướng đi dự kiến của bão số 7.

Ông Lâm nhận định: “Lượng mưa lớn tập trung dồn dập tạo ra nguy cơ lũ quét, sạt lở đất rất cao ở vùng núi phía Bắc, ngập lụt đô thị ở các thành phố lớn. Riêng Quảng Ninh và Hải Phòng có mưa lớn và gió mạnh của hoàn lưu sau bão vẫn gây mưa to đến rất to cho khu vực này và gây nguy cơ sạt lở tại các mỏ than, biến động địa chất ở vùng núi.

Ngoài ra, lũ sẽ lên nhanh trong ngày 14 và 15/10, hoàn lưu sau bão sẽ gây mưa to tại khu vực thượng Lào cũng có thể lượng nước đổ về gây nên lũ ở Thanh Hóa và Nghệ An.

Hoàn lưu của bão số 7 bao trùm cả Vịnh Bắc Bộ do nguồn ẩm lớn được bổ sung dồi dào từ Vịnh Bengal và các nơi về. Dự báo khu vực Hà Nội với lượng mưa 150 – 200mm gây ra nguy cơ rất cao ngập úng. Mưa ở Hà Nội bắt đầu từ trưa và chiều mai và gây ra nguy cơ ngập lụt trên diện rộng.

Bão số 7 vào bờ, bão số 8 xuất hiện ở ngoài khơi

Ông Hoàng Phúc Lâm – Phó Giám đốc Trung tâm KTTV Quốc gia nhận định: “Hiện tại đã xuất hiện ATNĐ tại khu vực ngoài khơi Philippines và sau khi cơn bão số 7 đi vào bờ nước ta thì khả năng ATNĐ sẽ mạnh lên thành bão số 8 và đi vào biển Đông, dự kiến đêm 17/10, bão số 8 sẽ di chuyển vào tới bờ. Ngoài ra, sự bổ sung của không khí lạnh mạnh trong ngày 16 và 17/10 khiến mưa trở lại vào khu vực Trung Trung bộ. Sáng ngày 17/10, kết hợp giữa không khí lạnh và bão số 8 sẽ khiến mưa rất to ở khu vực Trung Trung bộ, cao điểm vào ngày 17 – 18/10.

Ông Vũ Đức Long - Phó Giám đốc Trung tâm KTTV Quốc gia.

Cuối tuần này, bão chồng bão kết hợp với không khí lạnh “rủi ro đa thiên tai” dồn dập xảy ra gây ra những nguy cơ lũ quét, sạt lở đất,…

Ông Vũ Đức Long - Phó Giám đốc Trung tâm KTTV Quốc gia cho biết, từ đêm 12/10, hầu hết lũ ở Quảng Bình – Quảng Nam đã đạt đỉnh và hiện tại đang xuống chậm.

“Tại khu vực Thừa Thiên Huế, trong đêm nay có mưa trở lại, không loại trừ các hồ đập ở Thừa Thiên Huế tăng xả lũ khiến mực nước ở hạ lưu có thể tăng trở lại. Hiện tượng sạt lở ở khu vực vùng núi  Trung Trung bộ tiếp tục xảy ra, ngoài ra sạt lở ở bờ sông rất nhiều, các công trình nhà ở của người dân bị đe dọa rất cao vì vậy cần hết sức chú ý để có phương án ứng phó kịp thời”, ông Long nhấn mạnh./.


Ông Vũ Đức Long - Phó Giám đốc Trung tâm KTTV Quốc gia.

Ông Vũ Đức Long - Phó Giám đốc Trung tâm KTTV Quốc gia.

Cuối tuần này, bão chồng bão kết hợp với không khí lạnh “rủi ro đa thiên tai” dồn dập xảy ra gây ra những nguy cơ lũ quét, sạt lở đất,…

Ông Vũ Đức Long - Phó Giám đốc Trung tâm KTTV Quốc gia cho biết, từ đêm 12/10, hầu hết lũ ở Quảng Bình – Quảng Nam đã đạt đỉnh và hiện tại đang xuống chậm.

“Tại khu vực Thừa Thiên Huế, trong đêm nay có mưa trở lại, không loại trừ các hồ đập ở Thừa Thiên Huế tăng xả lũ khiến mực nước ở hạ lưu có thể tăng trở lại. Hiện tượng sạt lở ở khu vực vùng núi  Trung Trung bộ tiếp tục xảy ra, ngoài ra sạt lở ở bờ sông rất nhiều, các công trình nhà ở của người dân bị đe dọa rất cao vì vậy cần hết sức chú ý để có phương án ứng phó kịp thời”, ông Long nhấn mạnh./.

Theo VOV.VN

Chia sẻ bài viết