Dưới đây, kỹ sư của Panoma sẽ từng bước giải đáp các câu hỏi ở trên:
Để tính toán số lượng quạt cần bổ sung, chúng tôi chia làm 2 bước chính:
Bước 1: Xác định thể tích không khí cần trao đổi trong 1 giờ.
Bước 2: Tính chọn số lượng thiết bị quạt hút công nghiệp
Ngay sau đây, chúng ta sẽ triển khai tính toán theo từng bước:
I. Bước 1 - Xác định thể tích không khí cần trao đổi (thông gió) trong 1 giờ.
1.1. Tính thể tích nhà xưởng
Thể tích nhà xưởng (đơn vị: m3) = Dài x Rộng x Cao (đơn vị: m)
Ví dụ thực tế:
Thể tích nhà xưởng cần thông gió = Dài x Rộng x Cao = 60 x 30 x 6 = 10.800 (m3)
1.2. Xác định số lần trao đổi không khí
Theo kinh nghiệm tính toán và thiết kế hệ thống làm mát thì số lần tuần hoàn (trao đổi) không khí thường từ 40 đến 70 lần/h. Con số này có thể tăng hoặc giảm tùy theo loại không gian, môi trường làm việc.
Ví dụ thực tế:
Xưởng cần lắp đặt là xưởng may. Đặc điểm của xưởng may mặc với lượng nhiệt thừa từ nhiều máy móc, đèn chiếu sáng, lò hơi, số lượng công nhân làm việc nhiều,... Để bảo đảm các thông số kỹ thuật thông gió thì số lần tuần hoàn (thay đổi không khí) thích hợp là từ 50 ÷ 70 lần/h.
Ở đây ta chọn số lần trao đổi không khí là 60 lần/h (tức là mỗi 1 phút sẽ có một lần thay đổi không khí sạch cho toàn bộ không khí trong xưởng).
Hình ảnh nhà xưởng được lắp đặt Hệ thống quạt thông gió
1.3. Tính thể tích không khí cần trao đổi (thông gió) trong 1 giờ
Thể tích không khí cần thông gió trong 1 giờ = (Số lần trao đổi không khí) x (Thể tích nhà xưởng)
Ví dụ thực tế:
Thể tích không khí cần trao đổi trong 1 giờ = 60 x 10.800= 648.000 (m3)
Tức là trong 1 giờ, xưởng may cần được trao đổi (thông gió) 648.000 m3 khí để bảo đảm chất lượng không khí cho người lao động.
II. Bước 2 - Tính chọn thiết bị quạt công nghiệp
Số lượng quạt cần trang bị = (Thể tích không khí cần trao đổi trong 1 giờ) : (Lưu lượng không khí của 1 quạt)
Để tính được số lượng quạt thì phải chọn model quạt phù hợp và xác định lưu lượng không khí của quạt.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, với nhà xưởng (ví dụ: Xưởng dệt, in ấn, bao bì,...) thì loại quạt có lưu lượng gió 36.000 (m3/h), 46.000 (m3/h) hoặc 48.000 (m3/h); 58.000 (m3/h) được sử dụng phổ biến hơn. Bạn có thể chọn quạt có khung thép mạ kẽm hoặc composite.
Ví dụ thực tế:
- Xưởng may mặc chọn sử dụng quạt công nghiệp với lưu lượng gió 46.000 m3/h, công suất điện 1.1 kW với các thông số kích thước: Dài 1380 x rộng 1380 x dày 400 (mm)
- Số lượng quạt cần trang bị = 648.000 : 46.000= 14 (Quạt)
Vậy xưởng may này cần 14 quạt (hút gió vuông công nghiệp) với lưu lượng 46.000 m3/h; Kích thước quạt: 1380 x 1380 x 400(mm).
Lưu ý:
Để tiết kiệm chi phí lắp đặt và diện tích nhà xưởng, bạn có thể lựa chọn loại quạt có lưu lượng gió lớn hơn. Ví dụ, nếu bạn chọn loại quạt thông gió hiệu suất cao POM với lưu lượng 58.000 (m3/h) thì số quạt thực tế bạn cần chỉ 11 quạt.
Đồng thời, khi lắp đặt quạt, chúng tôi khuyến cáo bạn nên sử dụng các thiết bị bảo vệ: Quá tải, quá nhiệt, bảo vệ mất pha,... để vận hành được an toàn.
Hình ảnh tủ điện điều khiển quạt
III. Vệ sinh, bảo dưỡng hệ thống
Để bảo đảm hệ thống vận hành hiệu quả, bền bỉ, bạn nên quan tâm tới việc vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ hệ thống quạt thông gió ngay từ những năm đầu sử dụng:
- Bảo dưỡng: Tần suất tối thiểu 1 lần/ 12 tháng.
- Vệ sinh bụi bẩn: Tần suất 1 lần/ 2-3 tháng.
- Kiểm tra dầu bôi trơn tại trục ổ bi của trục Puly động cơ, trục Puly cánh quạt. Nếu có hiện tượng khô, kém ổn định thì cần phải bổ sung thêm.
- Kiểm tra dây curoa (đối với quạt truyền động gián tiếp): Tiến hành căng dây curoa nếu phát hiện dây bị chùng (Hoặc liên hệ nhà cung cấp để được tư vấn, hướng dẫn).
Lưu ý: Đối với môi trường nhiều bụi bẩn, chất ăn mòn,... nên rút ngắn thời gian định kỳ bảo dưỡng, vệ sinh để phù hợp với thực tế./.
Chuyên gia về Hệ thống Điều hòa, thông gió công nghiệp
Công ty Cổ phần Panoma Việt Nam
Phòng Kinh doanh: 0966. 793. 688
Phòng Kỹ thuật Tư vấn: 0967.855.559
Phòng Bảo dưỡng, bảo hành sản phẩm: 0966.293.988
Hotline nhận phản hồi, ý kiến đánh giá của khách hàng: 024.777.8808
|
D.C