Tiếng Việt | English

19/11/2015 - 11:04

Cảm nhận về người thầy

Trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng trải qua quá trình học tập, cho dù là ngành, nghề học có khác nhau, nhưng vẫn để lại trong lòng của chúng ta một người thầy đáng kính.


Ảnh minh họa internet

Thường có câu “không thầy đố mầy làm nên” và “ nhất tự vi sư, bán tự vi sư” - một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy, đó là đạo lý của người Việt Nam từ xưa đến nay.

Thời phong kiến, dạy học là một trong những nghề cao quý nhất, đến nay, những người thầy được Đảng, Nhà nước cùng xã hội quan tâm và chọn ngày 20/11 hằng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam nhằm tôn vinh quý  thầy giáo, cô giáo tâm huyết, cống hiến cả cuộc đời cho thế hệ mai sau.

Trách nhiệm của chúng ta là làm gì nhằm đền đáp công lao to lớn của những người từng hướng dẫn, dìu dắt để hôm nay chúng ta có được một nghề nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội? Trong xã hội có rất nhiều ngành, nghề; mỗi ngành, nghề có người thầy khác nhau và để lại trong ta sự tôn kính, nhớ thương. 

Thầy giáo là cha mẹ thứ hai. Cha mẹ có công sinh thành, dạy dỗ, nuôi dưỡng; thầy giáo là người hướng dẫn, dìu dắt chúng ta nên người. Có rất nhiều thầy giáo đến tuổi về chiều nhưng vẫn luôn suy nghĩ và trăn trở về sự nghiệp giáo dục, chăm lo thế hệ mai sau.

Ngày 20/11 hằng năm là ngày để tất cả mọi người dành tưởng nhớ đến những người thầy suốt cuộc đời gắn bó bên bục giảng, từng trang giáo án vì thế hệ tương lai. Họ chèo lái con thuyền đưa tri thức đến thế  hệ sau cập bến an toàn dù phải vượt qua muôn vàn sóng gió, cho dù chỉ một ngày hay một lần nhưng ghi sâu vào tâm trí của mỗi ngườii về những điều tốt đẹp nhất.

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, xin gửi đến tất cả những người thầy với những lời chúc mạnh khoẻ và thành đạt nhất trong sự nghiệp trồng người, góp phần đưa con thuyền tuổi thơ cập bến tương lai./.

Tuấn Kiệt

Chia sẻ bài viết