Tiếng Việt | English

07/07/2016 - 14:08

Cần Giuộc: Hiệu quả từ Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, những năm qua, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.


Chọn vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao

Theo đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên các cấp thường xuyên phối hợp tuyên truyền, tư vấn, vận động hội viên, đoàn viên tham gia học nghề bằng nhiều hình thức, lựa chọn nghề phù hợp. Đồng thời, phối hợp Ngân hàng Chính sách Xã hội tạo điều kiện hỗ trợ về vốn vay sản xuất. Ngoài ra, hằng năm, huyện chỉ đạo Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội tiến hành khảo sát, bổ sung danh mục nghề đào tạo theo nhu cầu của địa phương; trong đó, xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo nghề theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Những ngành nghề được lựa chọn đào tạo đều phù hợp với nhu cầu của người học, trình độ, hoàn cảnh kinh tế và điều kiện thực tế tại địa phương như: Trồng trọt, chăn nuôi, may gia công, nấu ăn,...

Từ đó, người lao động biết cách ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuấtcó thể tạo việc làm tại chỗ hoặc có cơ hội được nhận vào làm việc ổn định tại các cơ sở sản xuất tại địa phương, nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần phát triển KT-XH địa phương. Theo đó, 6 tháng đầu năm 2016, toàn huyện đào tạo nghề cho 1.910 lao động; giải quyết việc làm cho 2.300 lao động, đạt 58% kế hoạch, tăng 6% so với cùng kỳ.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thời gian tới, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền; phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị-xã hội nhằm tạo ra bước chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo nghề, gắn đào tạo với giải quyết việc làm; phối hợp các doanh nghiệp có nhu cầu lao động để triển khai công tác đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, giải quyết việc làm, giúp lao động nông thôn có việc làm, thu nhập ổn định, bảo đảm an sinh xã hội; tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả đào tạo, đặc biệt là giải quyết việc làm sau đào tạo nghề./.

Kim Hoàng

Chia sẻ bài viết