Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tỉnh chú trọng
Hỗ trợ doanh nghiệp
Nhằm thúc đẩy DN trong lĩnh vực nông nghiệp góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, hướng đến mục tiêu năm 2020, tỉnh hỗ trợ 8-10 DN thực hiện cải tiến quy trình công nghệ, chuyển giao, ƯDCNC trong nông nghiệp và 10-12 DN nông nghiệp trong lĩnh vực sơ chế, giết mổ, bảo quản, chế biến xây dựng hệ thống quản lý chất lượng HACCP; 25-35 DN nông nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP,...).
Để đạt mục tiêu trên, tỉnh dự kiến dành hơn 14 tỉ đồng hỗ trợ DN nông nghiệp ƯDCNC giai đoạn 2017-2020. Trước mắt, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận DN ƯDCNC cho 4 DN: Công ty (Cty) TNHH Chăn nuôi Phú Gia Long An; Cty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Chanh Việt Long An; Cty TNHH Nghiên cứu và Sản xuất giống ƯDCNC Hưng Thịnh và Cty TNHH Huy Long An - Mỹ Bình.
Bên cạnh đó, tỉnh còn hỗ trợ chứng nhận áp dụng quy trình VietGAP trong chăn nuôi gà công nghiệp với quy mô 1,2 triệu con/năm; xây dựng vùng sản xuất đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP,... trên 2.600ha trên các sản phẩm: Rau, thanh long, lúa,... Đồng thời, thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản và tổ chức cho các DN, hợp tác xã nông nghiệp, cán bộ quản lý,... tham quan, học tập kinh nghiệm tại các DN nông nghiệp ƯDCNC ở trong và ngoài tỉnh; thẩm tra, hướng dẫn 12 hợp tác xã, DN đăng ký hỗ trợ áp dụng sản xuất theo quy trình VietGAP theo Quyết định số 20/2016/QĐ-UBND, ngày 26/4/2016.
Sản xuất rau theo hướng ứng dụng công nghệ cao
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cần Đước - Nguyễn Hồng Chương cho rằng: “Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nông nghiệp phải tái cơ cấu, thay đổi cách thức và đổi mới, hướng đến nền nông nghiệp cạnh tranh quốc tế. Nông nghiệp vừa phải bảo đảm an ninh lương thực, vừa là ngành hàng để nâng cao thu nhập của đa số nông dân. Để làm được điều này, không thể thiếu vai trò của DN. Hiện nay, tại Cần Đước, ngoài các mô hình sản xuất hiệu quả theo hướng CNC, huyện đang khuyến khích DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Vừa qua, Cty Cổ phần Kim Tây Nam (TP.HCM) muốn đầu tư khoảng 700ha đất trồng chuối cấy mô theo hướng CNC xuất khẩu trên địa bàn huyện, đang trong giai đoạn chờ xin ý kiến”...
Thực hiện nhiều giải pháp thu hút đầu tư
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cần Đước - Nguyễn Hồng Chương cho rằng: “Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nông nghiệp phải tái cơ cấu, thay đổi cách thức và đổi mới, hướng đến nền nông nghiệp cạnh tranh quốc tế. Nông nghiệp vừa phải bảo đảm an ninh lương thực, vừa là ngành hàng để nâng cao thu nhập của đa số nông dân. Để làm được điều này, không thể thiếu vai trò của DN. Hiện nay, tại Cần Đước, ngoài các mô hình sản xuất hiệu quả theo hướng CNC, huyện đang khuyến khích DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Vừa qua, Cty Cổ phần Kim Tây Nam (TP.HCM) muốn đầu tư khoảng 700ha đất trồng chuối cấy mô theo hướng CNC xuất khẩu trên địa bàn huyện, đang trong giai đoạn chờ xin ý kiến”...
Trồng chuối ứng dụng công nghệ cao của Cty TNHH Huy Long An (xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ)
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Đinh Thị Phương Khanh cho biết: “Thời gian qua, một số DN đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ƯDCNC và tạo ra sản phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ƯDCNC đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn, lực lượng lao động có trình độ quản lý và tay nghề cao. Lĩnh vực này lại có nhiều rủi ro, giá cả sản phẩm không ổn định nên việc thu hút đầu tư vào nông nghiệp còn nhiều khó khăn. Do đó, bên cạnh việc xây dựng các DN nông nghiệp ƯDCNC, tỉnh cũng thực hiện nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này”.
Để phát triển nông nghiệp ƯDCNC, điều trước tiên, cần chú trọng xây dựng, quy hoạch các vùng nông nghiệp ƯDCNC nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN đến đầu tư. Trước hết, cần có quỹ đất “sạch”; đồng thời, hỗ trợ pháp lý cho DN: Thủ tục hành chính đơn giản, nhanh, gọn; quy hoạch vùng nguyên liệu về cơ bản phải đầy đủ; Nghị quyết 08-NQ/TU của Tỉnh ủy khóa X về phát triển nông nghiệp ƯDCNC gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp là định hướng đúng, nhiều DN muốn tìm cơ hội đầu tư tại Long An và hướng đến gói tín dụng 100.000 tỉ của Chính phủ.
Bên cạnh đó, tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ DN nông nghiệp ƯDCNC: Hỗ trợ không quá 50% kinh phí đầu tư trang thiết bị, dụng cụ hiện đại nhằm nâng cao năng suất sản xuất, nghiên cứu cải tiến, chuyển giao, ƯDCNC, công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ các chi phí liên quan đến lập dự án: Chi phí khảo sát thiết kế, đo đạc vẽ bản đồ quy hoạch vùng CNC,... Mức hỗ trợ 50% chi phí cho dự án; hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà xưởng, xưởng sơ chế, đóng gói các sản phẩm từ nông nghiệp ƯDCNC. Mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí, tối đa không quá 2 tỉ đồng/dự án,...
"Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn, lực lượng lao động có trình độ quản lý và tay nghề cao. Lĩnh vực này lại có nhiều rủi ro, giá cả sản phẩm không ổn định nên việc thu hút đầu tư vào nông nghiệp còn nhiều khó khăn. Do đó, bên cạnh việc xây dựng các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tỉnh cũng thực hiện nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này", Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An - Đinh Thị Phương Khanh. |
Với nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ƯDCNC góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại./.
Huỳnh Phong