Tiếng Việt | English

17/09/2023 - 10:21

Sống chung với mẹ chồng khó tính: Không hẳn là bế tắc

Mẹ chồng - nàng dâu, chuyện không mới nhưng chưa bao giờ cũ. Tuy nhiên, việc có mẹ chồng khó tính có thể đặc biệt khó khăn hơn đối với các nàng dâu khi họ phải cân bằng mối quan hệ với người bạn đời của mình. 20% con dâu nhận thấy mối quan hệ với mẹ chồng trở nên xấu đi sau khi sinh con. Một tình huống khó xử là mẹ chồng đòi tiền chăm cháu, là con dâu, bạn nên phản ứng thế nào?

Giới chuyên gia đúc rút những giải pháp đơn giản có thể giúp bạn hạnh phúc và khỏe mạnh hơn khi đối mặt với tình huống đầy thử thách này.

Ngừng cố gắng hết sức để làm hài lòng mẹ chồng

Sau nhiều năm chung sống cùng những nụ cười giả tạo, có lẽ bạn sẽ không còn lo lắng về việc làm cho mẹ chồng hạnh phúc và bắt đầu lo lắng cho hạnh phúc của chính mình.

Sự thật là nếu mẹ chồng bạn không biết hài lòng với những gì bà ấy đang có thì sẽ không bao giờ hạnh phúc. Có khi nào bạn lên kế hoạch cho các sự kiện, nồng nhiệt mời mẹ chồng tham gia mà bà ấy chỉ xuất hiện để phá hỏng cuộc vui của bạn?

Nếu bạn rơi vào tình huống này thì đã đến lúc bạn nên lùi lại một bước và nhận ra rằng có lẽ bà ấy không nên ở đó chút nào. Nói chuyện với chồng bạn và cho anh ấy biết rằng bạn không muốn dành thời gian quý giá của mình để cố gắng làm hài lòng một người khó ưa.

Không kể xấu, than thở mẹ chồng

Đừng vội tỏ thái độ khó chịu mà hãy tìm hiểu vấn đề cho thật kỹ để tránh những hiểu lầm đáng tiếc.

Sẽ có lúc bạn cảm thấy vô cùng ức chế vì cách cư xử của mẹ chồng. Nhưng nếu vì thế mà gặp bất cứ ai, bạn cũng kể để giải tỏa cảm xúc thì chưa chắc đã tốt, nhất là khi chẳng may chuyện đó lại lọt đến tai mẹ chồng. Vì thế, hãy tìm đến những người bạn tin tưởng hoặc một ai đó bạn có thể nhận được những lời khuyên đúng đắn để chia sẻ.

Tránh việc than thở hay kể xấu về mẹ chồng bởi trong mắt mỗi người, chẳng có ai là thấy mình sai, vì biết đâu chính mẹ chồng cũng đang cảm thấy tức giận vì cách cư xử của bạn thì sao. Cùng một vấn đề nhưng có người nhìn thành hình tròn, có người thành hình vuông nên đừng cố để nghĩ về nhau tiêu cực. Bạn là người phụ nữ hiện đại, bạn hoàn toàn có thể có nhiều cách hòa giải tích cực đúng không?

Thiết lập giới hạn với mẹ chồng

Nếu có những vấn đề hoặc hành vi không tốt đang xảy ra, hãy lên tiếng một cách lịch sự và quyết đoán. Đặt giới hạn và biểu đạt rõ ràng về những gì bạn mong muốn và không mong muốn trong mối quan hệ với mẹ chồng.

Hãy tìm hiểu những khác biệt

Khoảng cách giữa hai thế hệ mẹ chồng - nàng dâu thường rất lớn, do vậy có nhiều lúc, bạn sẽ không hiểu vì sao cùng một vấn đề nhưng mẹ chồng lại có cách suy nghĩ và giải quyết hoàn toàn khác bạn.

Chẳng hạn, gia đình có tiền nhưng không hiểu sao mẹ chồng lại tiết kiệm một cách thái quá trong khi bạn không muốn mọi người cứ phải kham khổ mãi. Hãy thử tìm hiểu lại, có thể trước đây mẹ chồng bạn từng có cuộc sống lam lũ hoặc bà được dạy là phải sống tiết kiệm như vậy cho nên điều đó tồn tại đến bây giờ.

Vì thế, đừng vội tỏ thái độ khó chịu mà hãy tìm hiểu vấn đề cho thật kỹ để tránh những hiểu lầm đáng tiếc.

Không cần "bằng mặt, không bằng lòng" với mẹ chồng

Trong trường hợp mẹ chồng cư xử quá đáng, bạn cần thiết lập ranh giới rõ ràng với chồng.

Trong trường hợp mẹ chồng cư xử quá đáng, bạn cần thiết lập ranh giới rõ ràng với chồng. Hãy cho anh ấy biết rằng anh ấy có thể duy trì mối quan hệ với mẹ mình mà không liên quan đến bạn.

Bằng cách này, bạn có thể loại bỏ áp lực phải làm hài lòng mẹ chồng; rất có thể bà ấy cũng không muốn làm bạn với con dâu.

Nếu chồng bạn liên tục đẩy bạn vào những tình huống không thoải mái, hãy nói rõ rằng quan hệ mẹ chồng – nàng dâu sẽ không mang lại lợi ích tinh thần nếu duy trì một cách cố chấp. Chồng bạn và mẹ của anh ấy vẫn có thể vui vẻ cùng nhau mà không liên quan đến bạn.

Nếu có thể làm được điều này, chắc chắn bạn sẽ hạnh phúc hơn và cuộc hôn nhân của bạn sẽ ít đau khổ hơn về lâu dài.

Hãy chia sẻ và học cách lắng nghe mẹ chồng

Có chuyện gì buồn hay vui, thuận lợi hay khó khăn trong cuộc sống và công việc, bạn đừng ngần ngại tỉ tê tâm sự với mẹ chồng. Có thể bà không giúp gì được cho bạn nhưng những lời khuyên hay động viên của họ dành cho bạn cũng không hề thừa.

Ngược lại bạn cũng hãy dành thời gian để lắng nghe, nắm bắt và hiểu những tâm tư của mẹ chồng. Chỉ có sự thấu hiểu mới khiến người ta xích lại gần nhau.

Bỏ qua lỗi lầm của mẹ chồng

Tha thứ cho mẹ chồng không có nghĩa rằng bạn sẽ thường xuyên cùng bà ấy đi làm móng, đi mua sắm quần áo. Thay vào đó, bạn hãy bỏ qua cho bà ấy về mọi hành vi sai trái trước đây và bước tiếp.

Tha thứ cho bà ấy sẽ giúp bạn tránh tranh cãi với chồng mình và giúp bạn yên tâm rằng mình đã làm đúng phần việc của mình.

Tha thứ có thể là một con đường khó chấp nhận và đòi hỏi rất nhiều cân nhắc cũng như suy nghĩ. Nếu việc tha thứ cho mẹ chồng vì những điều bà đã làm có thể giúp ích cho cuộc hôn nhân của bạn, thì điều đó rất đáng để thử.

Mẹ chồng mong được trả tiền chăm cháu, con dâu phản ứng thế nào?

Một bà mẹ trẻ chia sẻ những căng thẳng sau sinh, trong đó có việc mẹ chồng yêu cầu cô phải trả tiền nếu muốn nhờ trông cháu.

Trong chia sẻ người này nói rằng, mẹ chồng đã nghỉ hưu. Theo các chuyên gia, những người về hưu lo lắng về việc sống lâu hơn khoản tiết kiệm của họ. Đây có thể là một trong những lý do mẹ chồng yêu cầu con trả tiền nếu nhờ trông cháu.

Trước lời đề nghị này, nên tâm sự với mẹ chồng, nói chuyện cởi mở, trung thực và nói cho bà biết cảm giác của bạn bằng một cách bình tĩnh, trưởng thành. Cuộc nói chuyện có thể bị chệch hướng, vì vậy chúng tôi đã chuẩn bị hướng dẫn 3 bước về cách tránh biến cuộc thảo luận của bạn thành cuộc chiến/tranh cãi.

Mẹ chồng yêu cầu phải trả tiền khi trông cháu, phải làm sao?

Mẹ chồng yêu cầu phải trả tiền khi trông cháu, phải làm sao?

Bước 1: Đừng cho rằng mẹ chồng bạn sẽ phản ứng tiêu cực.

Bước 2: Nói cảm giác của bạn mà không cần biện minh bất cứ điều gì.

Bước 3: Nhấn mạnh những gì bạn làm chứ không phải những gì bạn không làm.

Hãy nhớ rằng, việc thuê một người trông trẻ có trình độ có thể đắt hơn những gì mà mẹ của bạn sẽ yêu cầu. Vào cuối ngày, hãy nghĩ xem bạn và chồng sẽ cảm thấy thoải mái hơn như thế nào. Hơn nữa, hãy nhớ rằng mẹ chồng chính là người nuôi lớn chồng bạn.

Cố gắng tìm các giải pháp khác. Chăm sóc, quan tâm mẹ chồng bạn hơn, đổi lại bạn sẽ có một người trông trẻ có thể tin cậy khi đi làm hoặc đi vắng.

Hầu hết ông bà không mong đợi được trả tiền cho việc trông trẻ. Tuy nhiên, việc họ được trả tiền là hoàn toàn hợp lý. Chăm sóc một đứa trẻ có thể là một công việc toàn thời gian. Cho chúng ăn, thay quần áo và luôn để mắt đến đứa trẻ không phải là nhiệm vụ dễ dàng, đặc biệt là ở tuổi già.

Hy vọng lời khuyên này sẽ xoa dịu tình hình. Và cho bạn thấy rằng dù có chuyện gì xảy ra, mối quan hệ của bạn với mẹ chồng chỉ nên thay đổi theo chiều hướng tốt hơn./.

Theo nld.com.vn

Chia sẻ bài viết