Nhiều cách làm hiệu quả
Thời gian qua, Ban Chỉ đạo DS và Phát triển (BCĐ) huyện Thủ Thừa thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản (SKSS), duy trì vững chắc mức sinh thay thế, đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, giải quyết tốt vấn đề về cơ cấu DS và phân bố dân cư. Năm 2022, ngành DS huyện thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu tỉnh giao. Qua phúc tra, phong trào DS huyện xếp hạng Nhất và được nhận Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh.
Đội ngũ y, bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thủ Thừa khám và tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người dân
Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Thủ Thừa - Phạm Văn Luân cho biết: “Kết quả đã đạt là cả quá trình phấn đấu của đội ngũ làm công tác DS và được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Viên chức DS cấp xã và đội ngũ cộng tác viên (CTV) DS - Gia đình và Trẻ em thường xuyên họp rút kinh nghiệm, kịp thời đưa ra các giải pháp thiết thực trong công tác tuyên truyền, vận động, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS và việc thực hiện các mô hình, đề án. Từng ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội có sự phối hợp chặt chẽ trong việc xác định các chỉ tiêu khó để tập trung thực hiện”.
TTYT huyện Thủ Thừa là đơn vị duy nhất của tỉnh phối hợp Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) sàng lọc sơ sinh cho trẻ. Thủ Thừa cũng là một trong những huyện đạt tỷ lệ cao (92%) trong cập nhật phần mềm Hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử; đồng thời, đi đầu trong hoàn thành việc đổi sổ ghi chép ban đầu về DS và kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) giai đoạn 2021-2025. Mặc dù không được tỉnh hỗ trợ kinh phí nhưng huyện thực hiện đạt Chiến dịch Tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ.
Vùng biên nâng cao chất lượng dân số
Xác định nâng cao chất lượng DS là “chìa khóa vàng” để phát triển bền vững, BCĐ huyện Đức Huệ phát huy sức mạnh tổng hợp trong thực hiện các chương trình, mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng DS. Đội ngũ làm công tác DS “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền các chính sách DS. Nhờ đó, nhận thức của người dân về chăm sóc SKSS-KHHGĐ ngày càng được nâng lên.
Công tác tuyên truyền, vận động tại huyện Đức Huệ được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú
Bà Trần Thị Tuyết (ấp 2, xã Mỹ Thạnh Bắc, huyện Đức Huệ) cho biết: “Thông qua tuyên truyền, vận động giúp tôi nâng cao kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe bản thân và chế độ ăn uống, thể dục dưỡng sinh phù hợp. Khi địa phương tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi, tôi đều tham gia, từ đó tầm soát được các bệnh thường gặp và điều trị kịp thời”.
Năm 2022, các chỉ tiêu về công tác DS của huyện Đức Huệ đều đạt và vượt so với kế hoạch. Nổi bật như tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sinh đủ 2 con đạt 60,21% (tỉnh giao là 54%). Huyện có 23/25 ấp không có người sinh con thứ 3 trở lên. Tỷ số giới tính khi sinh là 100 nam/100 nữ. Phụ nữ được sàng lọc ung thư vú đạt 117,61%, sàng lọc ung thư cổ tử cung đạt 114,21%. Người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe định kỳ đạt 116, 84%. Các chỉ tiêu về cơ sở kỹ thuật như thực hiện các biện pháp tránh thai, sàng lọc trước sinh và sơ sinh đạt 52,23% (năm 2021 là 20%).
Các dịch vụ y tế cận lâm sàng tại huyện Đức Huệ được quan tâm đầu tư, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân
Phó Giám đốc TTYT huyện Đức Huệ - Phạm Hồng Tuấn thông tin: “Qua phúc tra, phong trào DS huyện được xếp hạng Ba và được nhận bằng khen của UBND tỉnh. Có được kết quả này chính là nhờ sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự đồng tình, ủng hộ của người dân trong thực hiện công tác DS. Đầu năm 2023, TTYT huyện hoàn thiện các thủ tục đấu thầu để cung cấp đa dạng hơn các biện pháp tránh thai cho người dân khi có yêu cầu”.
Giải pháp thiết thực
Ngay từ đầu năm, BCĐ trên địa bàn huyện Thạnh Hóa thực hiện tốt công tác tham mưu Đảng ủy ban hành và triển khai, thực hiện nghị quyết của Đảng ủy về công tác DS; đồng thời, thực hiện tốt nghị quyết chuyên đề về mất cân bằng giới tính khi sinh; xây dựng mô hình xã, thị trấn, ấp, khu phố đạt 60% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sinh đủ 2 con để nuôi dạy tốt, không sinh con thứ 3 trở lên.
Giám đốc TTYT huyện Thạnh Hóa - Lê Văn Thanh cho biết: “BCĐ cấp huyện và cấp xã phân công từng thành viên phụ trách địa bàn gắn với chi bộ ấp, khu phố để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, nhất là các cặp vợ chồng có 1 con và 2 con một bề để tuyên truyền, vận động sinh đủ 2 con, không sinh con thứ 3 trở lên. Ngoài xây dựng các panô tuyên truyền, TTYT huyện phối hợp Phòng Văn hóa - Thông tin huyện và các đơn vị có liên quan tổ chức thanh, kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ sở y tế tư nhân có dịch vụ siêu âm sản khoa, xác định giới tính thai nhi, nạo phá thai và các cơ sở kinh doanh các loại tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung lựa chọn giới tính khi sinh”.
Đội ngũ những người làm công tác dân số huyện Thạnh Hóa thường xuyên họp rút kinh nghiệm
Toàn huyện có 171 CTV DS. Đây là lực lượng nòng cốt của ngành DS trong việc rà soát, lập danh sách quản lý những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nhất là gia đình có 2 con một bề chưa đăng ký KHHGĐ để phối hợp ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động.
Chị Khương Thị Kha (khu phố 4, thị trấn Thạnh Hóa) bày tỏ: “Nhờ các CTV DS tuyên truyền, vận động, tôi có thêm kiến thức chăm sóc SKSS và lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp. Dù có 2 con một bề là gái nhưng vợ chồng tôi quyết định dừng lại ở 2 con để nuôi dạy tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững”.
Với việc triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực, chất lượng DS trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực, đạt nhiều thành tựu quan trọng. Qua đó, góp phần nâng cao cuộc sống người dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững./.
Nhằm giúp người dân tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ, tôi thường xuyên thăm hỏi, nắm tình hình các cặp vợ chồng, đặc biệt là các cặp vợ có 2 con một bề. Khi nghe tin họ có thai hoặc có ý định sinh con thứ 3 thì tôi phối hợp đến thăm hỏi, vận động dừng lại ở 2 con để nuôi dạy tốt hơn”.
Viên chức dân số thị trấn Thạnh Hóa - Võ Thị Ngọc Hân
Từ việc triển khai đồng bộ các giải pháp, các chỉ tiêu thực hiện công tác DS của huyện đều và vượt kế hoạch. Tiêu biểu như Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đạt gần 185% chỉ tiêu tỉnh giao; mô hình Chăm sóc SKSS vị thành niên/thanh niên và khám sức khỏe tiền hôn nhân đạt 100,53%; hoạt động cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS cho công nhân khu, cụm công nghiệp đạt 100%; xây dựng mô hình xã, thị trấn đạt 60% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sinh đủ 2 con đạt 7 xã (đạt 100%); thực hiện sàng lọc trước sinh đạt trên 105%, sàng lọc sơ sinh đạt gần 104%.
Trưởng phòng Dân số - Truyền thông giáo dục sức khỏe (Trung tâm Y tế huyện Thủ Thừa) - Mai Thị Ngọc Thúy
|
Ngọc Mận