Tiếng Việt | English

17/08/2024 - 14:54

Phương pháp thông dụng phân biệt các loại vải thun bạn nên biết

Vải thun là loại chất liệu được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực may mặc và trên thị trường cũng có rất nhiều chủng loại khác nhau. Mỗi loại vải thun sẽ có ưu nhược điểm, tính chất và giá thành riêng biệt.

Vì thế, nếu không thực sự am hiểu bạn sẽ rất khó phân biệt chính xác từng loại vải, dẫn đến mua nhầm vải không có được sản phẩm ưng ý. Vậy nên, nội dung bài viết hôm nay Áo Thun Sài Gòn sẽ bật mí cho bạn một số cách phân biệt các loại vải thun đơn giản, để tự tin hơn khi lựa chọn sản phẩm may áo phù hợp với nhu cầu sử dụng nhé!

Phân loại chất liệu vải thun

Vải thun tuy đã có từ rất lâu trước đây nhưng phổ biến hơn khi công nghệ kỹ thuật phát triển mạnh mẽ thì loại chất liệu này mới đa dạng về mẫu mã hơn. Vải thun có thành phần chủ yếu là các sợi cotton tự nhiên, nylon tổng hợp và sợi polyester.

So với những loại chất liệu vải khác thì vải thun sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn, điển hình như:

- Khả năng đàn hồi, co giãn và thấm hút mồ hôi cực kỳ tốt giúp người mặc luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu kể cả vào mùa hè nóng bức.

- Có độ bền cao, bám mực in tốt, dễ bảo quản.

- Gia công dễ dàng, có thể cắt tạo kiểu vô cùng linh hoạt và thích hợp may nhiều loại trang phục.

Hiện nay, các loại vải thun trên thị trường rất đa dạng nhưng xét theo thành phần cấu tạo chúng được chia thành 3 loại chính như sau:

- Vải thun 100% cotton (vải thun tự nhiên)

- Vải thun PE (vải thun polyester/ thun nhân tạo)

- Vải thun pha (vải thun 65/35 hoặc vải thun 35/65) 

Những phương pháp phân biệt vải thun thông dụng

Dưới đây là một vài cách thức tuy đơn giản nhưng khá hiệu quả, giúp người mua phân biệt nhanh những mẫu áo phông đồng phục đẹp và sự khác nhau giữa các loại vải thun mà Áo Thun Sài Gòn muốn chia sẻ đến các bạn.

Phương pháp 1: Phân biệt bằng cách nhìn trực quan

Có thể nói, đây là một trong những cách giúp phân biệt vải thun, tuy nhiên để làm được điều này thì phải là người có nhiều kinh nghiệm. Những ai từng làm trong ngành may áo thun đồng phục lâu năm, thường xuyên tiếp xúc với các loại vải thun khác nhau khi nhìn sơ qua sẽ biết được ngay chiếc áo đó được may từ loại vải gì, chất lượng ra sao.

Ngược lại, việc này tương đối khó với người mới nên bạn cần lưu ý một vài quy tắc cơ bản để phân biệt chính xác:

- Đối với chất liệu cotton 100%: Bề mặt vải sẽ có độ xù nhẹ, không bóng mượt và cần phải quan sát thật kỹ mới có thể nhận thấy đặc điểm này.

- Đối với chất liệu thun PE: Sẽ có đặc tính trái ngược hoàn toàn với chất liệu thun cotton, nhìn vào sẽ thấy độ sáng bóng của vải, bề mặt láng mịn, màu sắc tươi, các sợi vải có độ đồng đều nhất định và đặc biệt không bị xù lông.

Phương pháp 2: Phân biệt bằng cách dùng tay cảm nhận

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm phân biệt các loại vải thun bằng mắt thường, thì việc dùng tay để sờ trực tiếp được xem là phương pháp lý tưởng mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng.

Trường hợp chất liệu vải thun là cotton, khi chạm vào bề mặt vải bạn sẽ cảm nhận được sự mềm mại, mát nhẹ ở tay. Nếu vải bị tác động lực mạnh sẽ dễ bị nhăn, khi dùng lực kéo giãn sẽ thấy độ đàn hồi rất cao.

Phương pháp 3: Phân biệt dựa vào nhiệt (bằng cách đốt)

Phương pháp nhiệt học (dùng lửa đốt thử vải) thường được áp dụng phổ biến, tuy vậy trong một số trường hợp đặc biệt để thêm phần chắc chắn thì đây là cách phân biệt đem lại kết quả chính xác.

Nếu loại vải thun có tỷ lệ % cotton càng cao (thun cá sấu cotton) thì khả năng bắt cháy càng mạnh, phần tro sau khi đốt có độ mịn và dễ tan. Ngược lại, nếu vải thun thành phần chứa sợi cotton thấp, sợi Polyester cao (thun thái, thun mè, thun lạnh,...) thì bắt lửa yếu hơn, khi cháy tro bị vón cục và có mùi khét khó chịu của nhựa.

Phương pháp 4: Phân biệt qua cách làm ướt bề mặt vải

So với phương pháp nhiệt, phương pháp làm ướt mặt vải dễ nhận biết hơn và thường được sử dụng với mục đích kiểm tra độ thấm hút mồ hôi, mặc mát hay thông thoát (vải thun có thành phần cotton càng cao thì càng thấm nước tốt).

Đối với loại vải thun được dệt từ sợi polyester (loại sợi có nguồn gốc nhân tạo từ dầu mỏ và than đá) thì ngược lại độ chống thấm cao, nhỏ giọt nước lên bề mặt sẽ không thấy hiện tượng lan rộng, đôi khi nước còn đọng lại và trôi đi.

Trên đây là những thông tin được chia sẻ từ Áo Thun Sài Gòn, mong rằng sẽ giúp bạn có thêm một số kinh nghiệm trong việc phân biệt các loại vải thun, từ đó chọn lựa cho mình loại vải may trang phục phù hợp với tính chất công việc, ngành nghề./.

A.T

Chia sẻ bài viết