Tiếng Việt | English

02/02/2018 - 16:09

“Chợ chim trời” - từ góc nhìn du lịch: (tiếp theo kỳ trước và hết)

Bài 3: Còn nhiều vướng mắc

Chợ nông sản Thạnh Hóa là khu chợ tự phát, bán các loại sản vật thuộc vùng Đồng Tháp Mười. Tuy nhiên, sau một thời gian, khu chợ trên dần biến tướng, bày bán công khai các loài chim trời, động vật hoang dã với số lượng ngày càng nhiều. Chợ nông sản Thạnh Hóa dần được biết đến với tên gọi “chợ chim trời lớn nhất miền Tây”. Xét từ góc nhìn du lịch, “chợ chim trời” ấy sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến sản phẩm du lịch đặc thù cạnh tranh cấp quốc gia của tỉnh (Khu Ramsar Láng Sen) được xác định trong Đề án Phát triển sản phẩm du lịch tỉnh đến năm 2020, định hướng đến 2030.

UBND tỉnh từng có Văn bản 4382/UBND-KT yêu cầu di dời chợ vào phía trong trước ngày 27/11/2017

UBND tỉnh từng có Văn bản 4382/UBND-KT yêu cầu di dời chợ vào phía trong trước ngày 27/11/2017

Chợ chim Thạnh Hóa tồn tại ít nhất 4 năm và ngày càng phát triển. Các cơ quan chức năng thì vẫn đang loay hoay tìm lời giải nào thích đáng cho “chợ chim trời lớn nhất miền Tây”!

Kiểm tra, xử lý khó khăn

Theo thông tin từ Chi cục Kiểm lâm, từ năm 2014-2017, Chi cục phối hợp Công an kiểm tra trên 200 cuộc tại chợ chim Thạnh Hóa. Đó là chưa kể, các lực lượng khác cũng có thẩm quyền kiểm tra, xử lý: Chính quyền địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường,... Như vậy, mỗi tuần, ít nhất chợ chim Thạnh Hóa phải “tiếp” 1 đoàn kiểm tra. Tuy nhiên, quy mô hoạt động khu vực này hầu như không bị hạn chế, thậm chí còn có xu hướng phát triển. Điều đó đặt ra câu hỏi tại sao lại xảy ra tình trạng tréo ngoe như vậy!

Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm - Lê Hữu Lợi cho biết: Các loài động vật hoang dã bày bán tại chợ nông sản Thạnh Hóa có nhiều loài: Chim vạc, chim mỏ nhác, chim trích, cò trắng, cò nhạn,... không nằm trong danh mục quản lý của Nhà nước theo quy định, pháp luật chưa có quy định chế tài xử phạt nên cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong xử lý. Ông nói: “Những loài không có trong danh mục quản lý của Nhà nước thì không thể xử lý, dù đó có là loài nằm trong Sách Đỏ đi nữa!”. Với khó khăn trên, lực lượng kiểm lâm chỉ có thể xử lý hành chính một số ít trường hợp vi phạm khi các hộ vận chuyển, kinh doanh động vật hoang dã có tên trong danh mục quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

Từ năm 2014, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kiến nghị gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Kiểm lâm, Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam về việc bổ sung các loài động vật hoang dã thông thường vào danh mục quản lý nhưng chưa nhận được thông tin phản hồi

Từ năm 2014, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kiến nghị gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Kiểm lâm, Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam về việc bổ sung các loài động vật hoang dã thông thường vào danh mục quản lý nhưng chưa nhận được thông tin phản hồi

Không chỉ vậy, việc kiểm tra, phát hiện các trường hợp vi phạm cũng hết sức khó khăn vì một bộ phận không nhỏ hộ buôn bán tại đây có hành vi che giấu, tẩu tán tang vật là động vật rừng thông thường nằm trong danh mục quản lý của Nhà nước để đối phó cơ quan chức năng. Ông Lợi giải thích: “Thường các hộ chỉ “trưng” ra ngoài những động vật không nằm trong danh mục. Các loại khác, chỉ khi khách muốn mua mới được dẫn sâu vào trong xem và chọn lựa. Khi thấy có đoàn kiểm tra đến, một số hộ ôm tang vật chạy vào rừng tràm ngay bên cạnh chợ. Với lực lượng mỏng, đoàn kiểm tra không thể phát hiện và xử lý. Không chỉ vậy, một số đối tượng bị kiểm tra còn tỏ thái độ không chấp hành hoặc có lời nói khiếm nhã, thô tục với lực lượng làm nhiệm vụ”.

Và mặc dù từ năm 2014, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Kiểm lâm, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam về việc bổ sung các loài động vật hoang dã thông thường vào danh mục quản lý nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đang gặp phải tại chợ nông sản Thạnh Hóa nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin hồi đáp.

Dẹp bỏ, di dời cũng nhiều nan giải!

Ai cũng biết rằng, việc mua bán chim rừng, động vật hoang dã tại chợ nông sản Thạnh Hóa tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh, ô nhiễm và ảnh hưởng rất lớn đến mỹ quan và làm “mất điểm” trong lòng du khách nhưng để di dời hay dẹp bỏ hoạt động trên lại là một câu chuyện hoàn toàn khác! Chủ tịch UBND huyện Thạnh Hóa - Nguyễn Văn Tạo khẳng định, dẹp chợ chim là điều không thể vì không có văn bản pháp luật nào quy định rõ điều đó.

>>Xem thêm

Bài 2: Rào cản phát triển du lịch sinh thái

Bài 2: Rào cản phát triển du lịch sinh thái 

Cập Nhật 01/02/2018

Ngay cửa ngõ vùng Đồng Tháp Mười lại có một chợ chim tồn tại nhiều năm và đang hoạt động nhộn nhịp như một rào cản cho việc phát triển du lịch sinh thái tỉnh nhà.

Tag: Chợ chim trờiTừ góc nhìn du lịchKhu Ramsar Láng SenĐồng Tháp MườiLáng SenThạnh HóaLong An

Cuối năm 2015, UBND tỉnh có Văn bản số 4382/UBND-KT chỉ đạo di dời chợ động vật hoang dã tại huyện Thạnh Hóa, việc di dời phải hoàn thành trước ngày 27/11/2015. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, khu chợ ấy vẫn ngang nhiên tồn tại! Giải thích về vấn đề này, ông Tạo cho biết, huyện có kế hoạch quy hoạch chợ nông sản Thạnh Hóa ở vị trí đối diện, cách Quốc lộ 62 một con kênh. Tuy nhiên, do chưa có kinh phí nên quy hoạch trên vẫn chưa thể tiến hành! Và hình ảnh những chú chim run rẩy bị treo lủng lẳng, vặt trụi lông ngay cả khi còn sống vẫn tồn tại ngay cửa ngõ một vùng được quy hoạch làm du lịch

sinh thái!

Đánh giá về những tác động của chợ chim trời Thạnh Hóa đến việc phát triển du lịch Đồng Tháp Mười, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch - Nguyễn Thành Thanh nhận định: “Sở nhận được phản hồi từ rất nhiều công ty du lịch lữ hành về sự ảnh hưởng của khu vực bán động vật hoang dã tại huyện Thạnh Hóa đến mỹ quan và tâm lý du khách. Sở cũng nhiều lần kiến nghị có biện pháp di dời chợ cũng như vận động các hộ dân không nên có hành động dã man với động vật bày bán tại đây: Nhổ lông sống, treo ngược,...”. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng đề xuất có thể quản lý chợ chim theo hướng an toàn thực phẩm, bắt buộc truy xuất nguồn gốc động vật buôn bán nhằm hạn chế nguy cơ lây truyền dịch bệnh. Bên cạnh đó là công tác tuyên truyền, vận động nhằm từng bước thay đổi nhận thức của người dân, hộ buôn bán.

Cò nhạn là loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam nhưng không có tên trong danh mục quản lý nên khi các hộ bày bán công khai, hàng loạt thì cơ quan chức năng cũng rất khó xử lý!

Cò nhạn là loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam nhưng không có tên trong danh mục quản lý nên khi các hộ bày bán công khai, hàng loạt thì cơ quan chức năng cũng rất khó xử lý!

Có thể nào tại cửa ngõ khu du lịch sinh thái lại tồn tại một chợ chim trời chuyên phục vụ làm... mồi nhậu? Hay nói như Chủ tịch Lửa Việt Tours - Nguyễn Văn Mỹ: “Còn chợ chim Thạnh Hóa thì Long An không thể làm du lịch, có làm cũng bị tẩy chay”./.

Bà Hà Yến Bình - du khách từ TP.HCM: “Tôi từng ghé thăm Làng nổi Tân Lập và bất ngờ với sự tồn tại của chợ chim trên đường đi. Nói về khía cạnh Phật giáo, đó là sát sinh. Nói về du lịch thì đó là phản cảm. Tôi không thể tin rằng, người ta có thể thản nhiên vặt sạch lông và treo lủng lẳng từng chùm chim như treo một loại nông sản bình thường. Nếu cứ như vậy, tôi e rằng, không sớm thì muộn, chẳng còn con chim nào nữa!”.

Ông Từ Nguyên Bảo - Giám đốc Cty TNHH Du lịch Tháp Mười (Chủ đầu tư Khu du lịch Làng nổi Tân Lập): “Chợ chim Thạnh Hóa tồn tại không chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan mà còn ảnh hưởng đến du lịch và tâm lý khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế!”.

Anh Nguyễn Thanh Liêm - hướng dẫn viên Công ty Viettravel: “Chợ chim nhìn từ ẩm thực có thể là đặc trưng của vùng. Tuy nhiên, du khách có người thích ăn cũng có người không thích ăn thịt chim. Xét về sinh thái thì hoàn toàn không hay. Chợ chim có những động vật nằm trong Sách Đỏ, trong danh sách gần tuyệt chủng. Cái đó gọi là phá chứ không còn là du lịch khám phá nữa!”. 

>>Xem thêm

“Chợ chim trời”  - Từ góc nhìn du lịch

“Chợ chim trời” - Từ góc nhìn du lịch 

Cập Nhật 31/01/2018

Chợ nông sản Thạnh Hóa là khu chợ tự phát, bán các loại sản vật thuộc vùng Đồng Tháp Mười. Tuy nhiên, sau một thời gian, khu chợ trên dần biến tướng, bày bán công khai các loài chim trời, động vật hoang dã.

Tag: Chợ chim trờiTừ góc nhìn du lịchKhu Ramsar Láng SenĐồng Tháp MườiLáng SenThạnh HóaLong An

Phương Phương

Chia sẻ bài viết