Tiếng Việt | English

18/07/2023 - 14:02

Ban Kinh tế Trung ương: 6 đô thị ở ĐBSCL có nguy cơ ngập cao

Theo Ban Kinh tế Trung ương, dự báo đến cuối thế kỷ XXI, mực nước biển dâng 0,5-1 m kéo theo khoảng 39% diện tích, 35% dân số ĐBSCL chịu ảnh hưởng, trong đó một số đô thị lớn và trung bình có nguy cơ ngập cao.

Ngày 18/7, tại Hậu Giang, Ban Kinh tế Trung ương đã phối hợp với Bộ Xây dựng và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tổ chức hội thảo "Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững vùng ĐBSCL".

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, phát biểu tại hội thảo

Đây là hội thảo chuyên đề thứ 3 trong chuỗi 4 hội thảo do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Xây dựng, AFD và các đô thị đại diện các vùng tổ chức để góp phần triển khai Nghị quyết 06-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị về "Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" và Nghị quyết 148-NQ/CP năm 2022 của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết 06.

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, cho biết ĐBSCL là vùng đang chịu tác động lớn về thiên tai và biến đổi khí hậu; được cảnh báo là 1 trong 3 vùng đồng bằng bị ngập lụt, mất đất lớn nhất trên thế giới.

Một số nghiên cứu dự báo đến cuối thế kỷ XXI, mực nước biển dâng 0,5-1m sẽ kéo theo khoảng 39% diện tích, 35% dân số ĐBSCL chịu ảnh hưởng. Toàn bộ 13 tỉnh, thành phố trong vùng đều có nguy cơ ngập; trong đó một số đô thị lớn, trung bình có nguy cơ ngập cao như: TP Rạch Giá, TP Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang), TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau), TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng), TP Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) và TP Cần Thơ.

Triều cường gây ngập tại TP Cần Thơ vào năm 2022

Với tính chất quan trọng của vùng, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 13-NQ/TW năm 2022 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thủ tướng cũng đã ban hành Quyết định 287/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa của vùng đạt khoảng 42-48%, phát triển hệ thống đô thị ĐBSCL theo hướng phân bố hợp lý tại các vùng đô thị, dọc theo các hành lang phát triển chính của vùng; mô hình đô thị sinh thái, nén, thích ứng biến đổi khí hậu.

Ông Nguyễn Đức Hiển nhấn mạnh: "Đối với phát triển đô thị vùng ĐBSCL, Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị đề ra yêu cầu phải tăng mật độ đô thị và ưu tiên đầu tư nâng cao khả năng chống chịu thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu của các đô thị"./.

Theo NLĐ

Chia sẻ bài viết


Chi tiết Bảng Giá The Matrix Premium MIK GroupPhòng kinh doanh dự án Ecopark Việt Nam Phân khu Sông Town Caraworld Dự án Foresta Khang Điền