Tiếng Việt | English

31/05/2019 - 06:37

Châu Âu qua cuộc bầu cử EP

Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 29-5, Bộ Ngoại giao Na Uy cho biết, các phái đoàn đại diện cho chính phủ và phe đối lập ở Vê-nê-xu-ê-la đã tham gia vòng đàm phán thứ hai ở thủ đô Ô-xlô của Na Uy để hướng tới việc giải quyết cuộc xung đột kéo dài. Tại cuộc đàm phán, hai phái đoàn đều thể hiện "thiện chí", tuy nhiên hai bên vẫn chưa đạt được đột phá. Thông báo của Bộ Ngoại giao Na Uy, quốc gia đóng vai trò trung gian cho các vòng đàm phán giữa hai phe ở Vê-nê-xu-ê-la, nêu rõ: "Các bên đã thể hiện thiện chí nhằm đạt được bước tiến trong việc tìm kiếm một giải pháp đồng nhất và hợp hiến cho Vê-nê-xu-ê-la, bao gồm các vấn đề chính trị, kinh tế và bầu cử".

Trong lúc Liên minh châu Âu (EU) đang đi tìm những gương mặt lãnh đạo mới của khối sau cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP)

Trong lúc Liên minh châu Âu (EU) đang đi tìm những gương mặt lãnh đạo mới của khối sau cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) Hôm 26-5 vừa qua, giới quan sát lại hướng sự chú ý đến “số phận” của tổ chức này sau cuộc bỏ phiếu EP thu hút được nhiều sự quan tâm hơn bất kỳ cuộc bầu cử nào của khối này trong thập niên qua.
Xoay xở vượt khó

Phe dân túy và phe dân tộc chủ nghĩa vốn mong muốn từng bước phá vỡ sức mạnh của EU đã gia tăng được số ghế của họ trong EP, nhưng đây vẫn chưa phải là “trận đại hồng thủy” mà nhiều người đã lo ngại. Phe dân túy giành được khoảng 25% trong số 751 ghế, tăng so với mức 20% cách đây 5 năm. Việc có thêm nhiều tiếng nói trong EP, phe dân túy và dân tộc chủ nghĩa được cho là sẽ cố gắng theo đuổi mạnh mẽ hơn các vấn đề như kiểm soát nhập cư và ngân sách. Họ có thể sẽ cố gắng phá hỏng kế hoạch của những bên ủng hộ châu Âu, thúc giục trao thêm quyền cho các quốc gia thay vì một bộ máy mà họ cho là quan liêu, chỉ thuộc về giới tinh hoa. Tuy nhiên, tờ New York Times cho rằng, các lực lượng phản đối EU vẫn có những khác biệt, mâu thuẫn với nhau và có thể gặp khó khăn khi sử dụng quyền lực to lớn của mình.

Giám đốc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu Mark Leonard cho biết: “Nỗi lo sợ một đảng cực hữu tiếp quản Nghị viện châu Âu đã khiến các lực lượng ủng hộ châu Âu ở lục địa này tập hợp lại với nhau, tạo nên một làn sóng lớn các cử tri đi bỏ phiếu và ủng hộ cho đảng Xanh và đảng Tự do trên khắp châu Âu”. Khi các đảng chính thống đang suy yếu và sự chia rẽ gia tăng, lần đầu tiên sau 40 năm, phe trung hữu và trung tả sẽ không còn kiểm soát đa số ghế. Cả hai đều để mất ghế, trong khi đảng Tự do chủ trương ôn hòa, đảng Xanh đều thắng thế. 

Holger Schmieding, cố vấn kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Berenberg (Đức) nhận định: “Một lần nữa, vượt qua thách thức của những kẻ tiên đoán về ngày tận thế, châu Âu tiếp tục xoay xở tương đối tốt để vượt qua khó khăn”. Ông nói: “Những thành tích trước đó của các đảng dân túy ở cấp quốc gia, cũng như những thách thức từ việc Anh rời EU (Brexit), cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc…, đã khơi dậy sự phản kháng ở mức độ nào đó trong phe chính thống ủng hộ châu Âu”. 

Nhiều lo lắng

Theo ông Mark Leonard, sự sụt giảm số phiếu dành cho cái mà ông gọi là các “đảng nguyên trạng” là một lời cảnh báo rằng việc giữ nguyên trạng không còn là một lựa chọn. Cơ cấu EP mới sẽ nghiêng về phía có lợi cho phe ủng hộ châu Âu, nhưng điều đó không có nghĩa là họ được ủy quyền để “cứ như cũ mà làm”. 

Tờ Financial Times cho rằng, dù các lực lượng thân châu Âu đã thành công “giữ được chiếc vương miện” trong chiến dịch bầu cử này, nhưng cũng có những lo lắng. Thứ nhất, các lực lượng chính trị của EP trong tương lai sẽ có xu hướng đa dạng hơn, dẫn đến xử lý công việc thiếu hiệu quả. Thứ hai, các đảng cực hữu có thể thông qua chiến dịch bầu cử để mở rộng ảnh hưởng ở nước mình, làm tăng thêm biến số cho bản đồ chính trị của châu Âu. Nhìn vào điểm đầu tiên, đảng Xanh và các đảng theo phái tự do “chen” vào “cỗ xe song mã” của chương trình nghị sự, khiến cơ quan lập pháp đa dạng và rời rạc hơn. Sức ảnh hưởng của các nhóm đảng vừa và nhỏ chắc chắn sẽ thể hiện rõ trên các phương diện như quy tắc môi trường, tự do hóa thương mại, giám sát kỹ thuật… Thêm vào đó, các thế lực cực hữu cũng đang tiếp tục tung hoành, việc đề xuất chính sách và sắp xếp nhân sự quan trọng có thể càng khó khăn hơn. 

Financial Times cũng cho rằng, có sự bất đồng giữa các đảng lớn trong một số vấn đề thực sự quan trọng như tăng cường việc chia sẻ rủi ro giữa các nước thành viên Khu vực đồng tiền chung eur. Họ ít có khả năng mang lại một “cuộc cách mạng”, sẽ rất khó để xây dựng một mặt trận thống nhất./.

Theo SGGP

Chia sẻ bài viết