6 dấu hiệu cho thấy bạn đang bị lão hóa nhanh hơn bình thường
Tốc độ lão hóa của con người chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài, chỉ có 20% trong đó là có tác động bởi di truyền.
Da khô và nhanh bong tróc: Dấu hiệu lão hóa da thường xuất hiện sau tuổi 25 nhưng vì các yếu tố môi trường bất lợi, stress công việc mà chúng có thể xuất hiện sớm và rõ ràng hơn. Nếu thấy da của mình liên tục bị khô với bong tróc, các đốm tàn nhang, nếp nhăn xuất hiện nhiều hơn so với bạn cùng tuổi - đó chính là dấu hiệu lão hóa sớm.
Vết chân chim quanh mắt: Phần da quanh mắt rất mỏng nên dễ bị lão hóa nhanh. Nguyên nhân xuất hiện nếp nhăn quanh mắt có thể đến từ nhiều yếu tố như thiếu ngủ, căng thẳng, tia UV...
Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên ngủ sớm, ngủ đủ giấc, uống nhiều nước và đừng quên chăm sóc vùng da quanh mắt mỗi ngày.
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: Chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu của thời kỳ mãn kinh sớm. Nó được coi là bình thường nếu một người phụ nữ ở tuổi 46-54. Nếu điều này xảy ra trước khi bạn 40 tuổi, đây có thể là dấu hiệu lão hóa sớm.
Thể chất yếu: Nếu leo cầu thang hay đi bộ lâu hay làm việc cần thể lực mà thấy không chịu được... điều đó cho thấy sự chênh lệch giữa thể chất và độ tuổi sinh học. Bạn nên chọn 1 hoạt động ưa thích như đạp xe, yoga... để vận động mỗi ngày, vừa luyện tập thể dục, vừa xả stress.
Rụng tóc: Với người bình thường, khỏe mạnh, họ sẽ rụng khoảng 15 - 20 sợi/ngày. Nhưng nếu nhận thấy tóc mình rụng nhiều hơn, rụng theo mảng... sau mỗi lần chải đầu thì bạn cần thực sự chú ý. Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu axit béo, Omega 3 và hạn chế tóc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Rối loạn giấc ngủ: Việc rối loạn giấc ngủ dù không phải nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lão hóa nhưng nó cũng có liên quan mật thiết đến điều này. Đó là bởi mức độ hormone cortisol trong cơ thể bạn gia tăng, gây ra chứng lo lắng trong khi ngủ. Vậy nên, thay vì chơi game trên điện thoại, xem phim... bạn nên đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng, ngâm mình nước nóng... để dễ ngủ hơn./.
VOV.VN (Theo Brightside)
- Hội nghị khoa học kỹ thuật thường niên năm 2024 (23/11)
- Thêm 1 loại vitamin được phát hiện là chìa khóa để sống thọ (23/11)
- Ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày (22/11)
- 8 bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ (22/11)
- Rau dại xuyến chi có tác dụng hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh (21/11)
- Lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên của trái mít (20/11)
- Thời tiết chuyển mùa, PGS-BS Nguyễn Huy Thắng khuyến cáo đột quỵ (19/11)
- Đồng Nai: Ghi nhận 1 ca tử vong do bệnh sởi (18/11)