Ảnh minh họa: Internet
Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, có 100% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện xây dựng và triển khai hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Xây dựng kho dữ liệu dùng chung và Cổng dữ liệu mở được kết nối, liên thông với các cơ sở dữ liệu quốc gia (gồm: cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm,…) để phục vụ chia sẻ liên thông trong nội bộ tỉnh và các cơ sở dữ liệu quốc gia, phát triển chính quyền số.
Phấn đấu đạt 20% tỷ trọng kinh tế số đóng góp vào GRDP của tỉnh; 90% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh; 70% doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tiếp cận và tham gia vào các hoạt động giao dịch điện tử trên môi trường mạng; 50% người dùng smartphone được tiếp cận với các dịch vụ chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh; 50% người dân có tài khoản tham gia vào hoạt động thanh toán điện tử.
Xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thực hiện chuyển đổi số như phát triển nền tảng cho chuyển đổi số, chuyển đổi nhận thức; kiến tạo thể chế; phát triển hạ tầng số, hạ tầng truyền dẫn, hạ tầng Internet vạn vật (IoT); phát triển dữ liệu, xây dựng nền tảng số, bảo đảm an toàn, an ninh mạng; tăng cường hợp tác nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Bước đầu, mô hình chuyển đổi số thực hiện tại Sở Thông tin và Truyền thông; 3 phường, xã tại TP.Tân An, huyện Châu Thành và huyện Cần Giuộc (trong ảnh: giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công Tân An), ảnh: Thanh Nga
Đồng thời, xác định việc chuyển đổi số ưu tiên cho một số lĩnh vực: y tế, giáo dục, giao thông vận tải, trong nông nghiệp, tài nguyên và môi trường, văn hóa, thể thao và du lịch, logistics, năng lượng. Phấn đấu đưa tỉnh Long An nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chỉ số phát triển Chính quyền số.
Phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền là tất yếu, song song đó, xác định việc phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách số: 50% người dùng smartphone được tiếp cận với các dịch vụ chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh; 50% người dân có tài khoản tham gia vào hoạt động thanh toán điện tử.
Bước đầu, triển khai mô hình điểm chuyển đổi số tại Sở Thông tin và Truyền thông; 3 phường, xã tại TP.Tân An, huyện Châu Thành và huyện Cần Giuộc.
Đến năm 2030, Long An hoàn thiện mô hình Chính quyền số, xã hội số; đô thị thông minh trở thành mô hình phổ biến trong điều hành, vận hành hệ thống quản lý nhà nước và xã hội; kinh tế số trở thành phương thức cốt lõi nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá; công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng./.
Hùng Cường