Tiếng Việt | English

10/06/2022 - 19:05

Dự án khu trục hạm tàng hình "siêu đắt, siêu thất bại" của Mỹ

Ba tàu chiến thuộc loại Zumwalt của hải quân Mỹ gây tiêu tốn đến 22,4 tỷ USD tiền nghiên cứu và phát triển. Nhưng giới chuyên gia nói rằng Zumwalt lại là "ý tưởng tàu chiến thất bại."

USS Zumwalt, chiếc tàu chiến đầu tiên thuộc dòng khu trục hạm siêu đắt đỏ cùng tên. (Nguồn: Business Insider)

USS Zumwalt, chiếc tàu chiến đầu tiên thuộc dòng khu trục hạm siêu đắt đỏ cùng tên. (Nguồn: Business Insider)

USS Zumwalt được coi như tàu khu trục lớn nhất trên thế giới. Ba tàu chiến thuộc loại Zumwalt của hải quân Mỹ đã gây tiêu tốn đến 22,4 tỷ USD tiền nghiên cứu và phát triển. Nhưng giới chuyên gia nói rằng dù tốn nhiều chi phí, Zumwalt lại là "ý tưởng tàu chiến thất bại"

USS Zumwalt, chiếc đầu tiên trong số ba tàu chiến thuộc lớp Zumwalt được đóng cho tới nay, có chi phí chế tạo lên tới 4,4 tỷ USD. Điều này khiến con tàu trở từng thành khu trục hạm đắt tiền nhất của Hải quân Mỹ. Cụ thể, con tàu có giá cao gấp đôi so với một số khu trục hạm mạnh nhất của Hải quân Mỹ thuộc lớp Arleigh Burke.

Ba tàu chiến thuộc loại Zumwalt tiêu tốn đến 22,4 tỷ USD tiền nghiên cứu và phát triển. Hãng General Dynamics, chủ sở hữu xưởng đóng tàu Bath Iron Works, nơi đóng tàu USS Zumwalt, đã phải

Con tàu dài 600m có thể mang theo thủy thủ đoàn 158 người. Nó có tốc độ hành trình 30 hải lý/giờ và lượng choán nước khoảng 16.000 tấn. Cung cấp năng lượng cho con tàu là các động cơ turbine khí Rolls-Royce MT30 và máy phát điện turbine khí Rolls-Royce RR4500.

Mỗi chiếc Zumwalt có khả năng tạo ra lượng điện lên tới 78MW, tương đương khả năng tạo điện của một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân. Tàu được trang bị một radar đa năng bên cạnh nhiều cảm biến điện tử hiện đại khác. Tàu cũng có 80 ô phóng thẳng đứng tiên tiên, với khả năng bắn nhiều loại tên lửa khác nhau.

Nhưng bất chấp những thông tin "quảng cáo" hoành tráng kể trên, thực tế tàu thuộc lớp Zumwalt gặp khá nhiều sự cố khi vận hành, đặc biệt là vấn đề về trang thiết bị. Ví dụ ngay sau khi đi vào hoạt động hồi năm 2016, tàu USS Zumwalt đã bị hỏng tại kênh đào Panama. Con tàu thứ hai cùng dòng là USS Michael Monsoor đã thất bại trong các cuộc thử nghiệm trên biển vào năm tiếp theo.

Zumwalt được xem là lớp tàu khu trục lớn nhất thế giới. (Nguồn: Bussiness Insider)

Zumwalt được xem là lớp tàu khu trục lớn nhất thế giới. (Nguồn: Bussiness Insider)

Một bài viết trên tạp chí Military Watch Magazine hồi năm 2018 cho biết các tàu Zumwalt "bị ảnh hưởng nặng nề từ hệ thống vũ khí hoạt động kém, động cơ hay hỏng và khả năng tàng hình không hiệu quả, bên cạnh nhiều thiếu sót khác". Tạp chí viết thêm: "Các tàu này gần như hoàn toàn không hoàn thành vai trò dự kiến ban đầu của một khu trục hạm đa năng, trong khi chỉ riêng vấn đề vượt chi phí quá nhiều đã đủ để đặt dấu hỏi về khả năng tồn tại của chương trình".

Chuyên gia quân sự Sebastian Roblin viết trong một bài báo khác đăng trên trang National Interest hồi năm 2021 rằng các tàu Zumwalt thiếu những tính năng quan trọng của một khu trục hạm đa năng, bao gồm tên lửa chống hạm, ngư lôi chống tàu ngầm và tên lửa phòng không, phòng thủ khu vực tầm xa. Roblin gọi các tàu khu trục đa năng là một  khái niệm “tàu chiến đầy tham vọng nhưng lại thất bại."

Và Roblin cũng lưu ý thêm rằng vũ khí của các tàu Zumwalt cũng không hề rẻ. Các quả đạn tấn công tầm xa có khả năng dẫn đường của tàu Zumwalt có phi phí lên tới 800.000 USD mỗi viên, tương đương với giá của tên lửa hành trình. Kế hoạch chế tạo các quả đạn này cuối cùng đã bị hủy bỏ, vì quá đắt so với những lợi ích chúng có thể mang lại.

Theo Roblin, Zumwalt được sản xuất dựa trên những ước tính "phi thực tế" về các khoản chi phí tối thiểu, bất chấp thực tế rằng các con tàu này đã vượt ngân sách chế tạo tới 50%.

Năm 2018, Hải quân Mỹ từng cân nhắc việc biến các tàu thuộc Zumwalt thành những chiến hạm sử dụng năng lượng hạt nhân. Nhưng sau màn trình diễn đáng thất vọng, Hải quân đã phải tính tới nhiều kịch bản hơn cho dòng tàu Zumwalt, gồm việc biến chúng thành chiến hạm chuyên săn ngầm.

Cùng năm đó, lãnh đạo Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ, tướng John Hyten, cho rằng các tàu Zumwalt có thể được trang bị tên lửa hành trình hạt nhân. Nhưng đầu năm nay, Hải quân đã quyết định có thể trang bị tên lửa siêu vượt âm cho tàu Zumwalt vào năm 2025.

Tư lệnh các hoạt động của Hải quân Mỹ, Đô đốc Mike Gilday, cho biết Zumwalt có thể là loại tàu chiến đầu tiên của Mỹ thử nghiệm công nghệ tấn công siêu vượt âm. "Một trọng tâm của chúng tôi là đưa hệ thống (vũ khí siêu vượt âm) lên các khu trục hạm Zumwalt. Thông qua đó, chúng tôi có thể chứng minh (tính hiệu quả) của hệ thống, để nhanh chóng đưa vào trang bị và nhân rộng thật nhanh"./.

Theo TTXVN

Chia sẻ bài viết