(Ảnh minh họa)
Kỷ nguyên 4.0 chứng kiến sự tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ; thị trường viễn thông, di động thông minh cũng theo đó mà lớn mạnh thần tốc. Các gã khổng lồ về smartphone không ngừng nâng cấp và liên tiếp cho ra mắt các sản phẩm công nghệ đỉnh cao.
Song song với sự phát triển đó, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy sự cải tiến và “lên hạng” của các sản phẩm, ứng dụng, phụ kiện đi kèm như tai nghe không dây, sạc siêu tốc, hay đơn cử như sim điện thoại.
Lần đầu tiên xuất hiện năm 1991, sim cơ bản giúp thuê bao giữ liên lạc với mạng GSM, lưu trữ thông tin cần thiết để xác thực, cho phép điện thoại của người dùng truy cập vào mạng GSM và cho phép các mạng GSM theo dõi hoạt động viễn thông của điện thoại (số phút gọi, tin nhắn, sử dụng dữ liệu,…). Và tiếp sau đó, các mini Sim, micro Sim, nano Sim lần lượt được ra đời nhằm đáp ứng và tích hợp với các dòng điện thoại thông minh, đặc biệt là với các thiết bị của nhà “Táo”.
Tuy nhiên, với dòng chảy của công nghệ, những chiếc sim vật lý dần trở nên đuối sức và bộc lộ những yếu điểm rõ rệt như khả năng lưu trữ kém, toả nhiệt lớn, tốn diện tích mà mỗi millimet không gian bên trong chiếc smartphone có ý nghĩa rất lớn.
Vì vậy việc tối ưu diện tích, trọng lượng các linh kiện bên trong trở thành bài toán cho các nhà sản xuất. Và từ đó eSim chính thức ra đời. Bằng việc “nhúng” trực tiếp trên bo mạch của điện thoại với một con chip siêu nhỏ không chiếm nhiều diện tích. Ưu điểm này sẽ hỗ trợ đắc lực cho nhà sản xuất tăng cường độ mỏng và dành chỗ cho các bộ phận khác nhằm làm tăng tính năng cho thiết bị. Tiên phong trong việc sử dụng eSim chính là chiếc smartphone cao cấp Google Pixel 2.
eSim với lợi ích giúp các hãng điện thoại thông minh tiết kiệm được rất nhiều diện tích để có thể trang bị thêm các linh kiện, tính năng khác quan trọng cho thiết bị.
Ngoài ra, điểm yếu “nhiệt lượng toả ra” của SIM vật lý thông thường cũng sẽ được khắc phục. Đối với các nhà mạng, eSim cũng chứng tỏ được hiệu quả vượt trội khi giúp nhà mạng chuyển đổi gói cước, dịch vụ, thay đổi thông tin, tích hợp đầu số mới cực kì nhanh gọn mà không cần phải làm thủ tục rườm rà cũng như thay đổi sim đang sử dụng. Chỉ cần thao tác dễ dàng từ xa, giúp tiết kiệm thời gian rất nhiều. Và đây cũng là những lợi ích rất hời mà các thuê bao – người sử dụng trực tiếp eSim được hưởng.
Bắt nhịp nhanh chóng và ứng dụng thành công các tính năng này tại Việt Nam phải kể đến nhà mạng MobiFone. Từ tháng 5/2019, các thuê bao của nhà mạng này đã chính thức được trải nghiệm eSim hoàn toàn miễn phí.
Tại thời điểm đó, thông tin về dịch vụ khai báo eSIM của MobiFone rất nóng trên các diễn đàn và rất đươc khách hàng mong chờ. Ngay từ khi thông tin còn chưa được công bố rộng rãi, khá nhiều khách hàng đã tìm đến cửa hàng của MobiFone để trải nghiệm sản phẩm này. Đây cũng là điều rất dễ hiểu, bởi với eSim, người dùng có thể tự cài đặt, tự chọn gói cước mình muốn một cách dễ dàng.
Hiện nay, nhằm giúp tất cả các thuê bao có thể được tiếp cận với những lợi ích đáng kể của eSim, MobiFone triển khai chương trình đổi eSIM ngay trên ứng dụng My MobiFone.
Thông qua ứng dụng này, các thuê bao trả trước và trả sau của nhà mạng sẽ dễ dàng chuyển đổi sang eSim để sử dụng với chi phí chuyển đổi chỉ 25.000 đồng tại bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào. (Chức năng đổi sang eSIM trên điện thoại chỉ hỗ trợ cho bản iphone XS, XR, XS Max trở lên (iPhone 2018) bản quốc tế, không khóa mạng.) Hướng dẫn chi tiết cách thức đổi eSim trên My MobiFone tham khảo tại đây
Sẽ không ngoa khi nói rằng, bất kỳ công nghệ, sản phẩm, dịch vụ nào mới nhất, hot nhất, có lợi nhất cho khách hàng xuất hiện trên thị trường thì các thuê bao của MobiFone sẽ được trải nghiệm sớm nhất và đây cũng chính là lợi thế tạo ra sức hút và tăng thêm lòng trung thành của người dùng cũng như khẳng định vị thế tiên phong của nhà mạng./.
Theo TTXVN