Giữ 'lửa' nghề dệt chiếu truyền thống
Với tiến bộ của khoa học - kỹ thuật, những chiếc máy dệt dần xuất hiện nhiều hơn tại các làng nghề dệt chiếu truyền thống bởi năng suất cao, ít tốn nhân công lao động. Nhưng đâu đó, tại làng nghề dệt chiếu xã Tân Bình, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, tiếng lách cách của khung dệt tay vẫn đều đều vang lên như lưu giữ nghề truyền thống trăm năm.
Cái nôi của nghề dệt chiếu ở Long An khởi nguồn từ các xã Long Định, Long Cang, sau đó phát triển ra các xã khác trong huyện Cần Đước. Nghề dệt chiếu cũng được phát triển tại huyện Tân Trụ, tập trung nhiều tại xã Tân Bình bởi nơi đây có sẵn vùng nguyên liệu từ cây lác
Mặc dù hiện nay, các sản phẩm giường, niệm cao cấp được sử dụng rộng rãi nhưng chiếu lác vẫn có chỗ đứng nhất định từ thành thị đến nông thôn. Nhiều người vẫn ưa thích những sản phẩm chiếu thủ công đến từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân
Sự phát triển máy dệt chiếu đem lại năng suất cao hơn so với dệt tay, nhưng đâu đó giữa làng dệt chiếu tại xã Tân Bình, tiếng lách cách của khung dệt tay vẫn đều đều vang lên
Bà Nguyễn Thị Đẹp (bà Tư) năm nay 70 tuổi, một trong số ít người có thâm niên hơn 40 năm dệt chiếu thủ công hiện vẫn giữ cái nghề của cha ông truyền lại
Chiếu được dệt từ cây lác. Cọng lác sau khi phơi khô, được đem nhúng qua nước cho mềm, tránh bị gãy trong quá trình dệt chiếu
Người dệt chiếu lác chuẩn bị sợi trân được xe bằng dây bố hoặc thay thế bằng dây gân, phía dưới có ngựa đỡ
Cây chuồi là dụng cụ quan trọng chỉ sau chiếc khung dạo trong quá trình dệt chiếu. Cây chuồi được sử dụng như một chiếc thoi đưa để đưa sợi lác qua những sợi dây trân. Phần đầu cây chuồi được làm nhọn để quấn sợi lác
Thông thường, trong dệt chiếu thủ công cần 2 người để dệt. Trong đó, 1 người người chuồi lác, người còn lại dập nhưng 1 mình bà Tư có thể quán xuyến tất cả các công đoạn để làm ra 1 chiếc chiếu truyền thống
Đôi chân bà Tư điều khiển khung dạo sấp, ngửa theo từng đường chuồi lác rất chính xác và nhịp nhàng
Thoạt nhìn việc dệt chiếu có vẻ đơn giản nhưng để có được những chiếc chiếu đều, đẹp và chắc chắn thì đó là bí quyết và kỹ năng của từng người dệt
Bà Tư dùng thước đo tỉ mỉ kích cỡ chiếc chiếu bảo đảm từng chiếc chiếu khi hoàn thành đều đáp ứng được yêu cầu của thị trường chiếu thủ công
Trung bình một ngày, bà Tư làm ra 2 đôi chiếu kích thước nhỏ 0,9-1,9m. “Mặc dù thu nhập từ dệt chiếu thủ công thấp hơn rất nhiều so với dệt chiếu bằng máy nhưng tôi vẫn muốn giữ lại cái nghề truyền thống của cha ông”, bà Tư cho biết
Trước đây, chiếu được dệt thủ công phải cuốn biên chiếu thủ công nhưng nay công đoạn này được thay bằng việc may viền bằng vải đỏ, xanh theo sở thích
Một chiếc chiếu thành phẩm
Đôi tay khéo léo của nghệ nhân với hơn 40 năm dệt chiếu ở làng nghề dệt chiếu xãTân Bình, huyện Tân Trụ
Kiên Định – Võ Thành Nguyễn
- Trao tặng 2.590 suất quà cho công nhân, lao động tại Khu công nghiệp Long Hậu (11/01)
- Trao tặng nhà tình thương tại huyện Thạnh Hóa (10/01)
- Tạm ứng hơn 2,1 tỉ đồng tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 (10/01)
- Tích trữ nước hợp lý sẽ bảo đảm nguồn nước cho sản xuất (10/01)
- Thời tiết hôm nay 10/1: Miền Trung mưa to, miền Bắc rét, miền Nam sáng lạnh (10/01)
- Cháy dãy nhà tạm gần bãi đậu ô tô ở Hà Nội, lửa đỏ một góc trời (10/01)
- Hỗ trợ nhà ở cho người có công (09/01)
- Cùng cựu chiến binh viết tiếp câu chuyện xanh (09/01)