Tiếng Việt | English

10/10/2020 - 08:10

Làm thế nào để kiểm soát lượng muối ăn trong ngày

Muối giúp tăng hương vị của món ăn, song việc tiêu thụ quá mức lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

Tầm quan trọng của muối đối với hoạt động của cơ thể là điều đã được khoa học chứng minh, miễn là bạn không lạm dụng. Dù Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo lượng muối sử dụng mỗi ngày không nên vượt quá 5 gram (tức một thừa cà phê), song thực tế mức tiêu thụ của chúng ta lại thường lên đên 10- 12 gram/ngày. Vậy làm thế nào để hạn chế mức tiêu thụ này?

Hãy tự nấu ăn!

Trên thực tế, lượng muối dư thừa không nằm trong lượng muối mà bạn bổ sung vào các món ăn hàng ngày. Trong 80% trường hợp, muối mà chúng ta tiêu thụ là đến từ những bữa ăn sẵn mà chúng ta hay mua như Pizza, thịt nguội và thậm chí một số loại nước có ga. Bên cạnh đó, muối còn kích thích cảm giác thèm ăn và điều này thể hiện rõ khi bạn ăn khoai tây chiên hay đậu phộng. 

Tập thói quen nêm nếm món ăn

Việc sử dụng lọ rắc muối thường được thực hiện một cách cơ học, thậm chí là không cần nếm trước món ăn xem đã vừa miệng hay chưa. Ví dụ như món mì ống Spaghetti, nếu sử dụng các loại nước sốt công nghiệp, thì bạn hãy nhớ rằng bản thân chúng đã mặn, Do đó, bạn không cần thêm muối thô vào nước dùng hay vào thịt băm.

Dành thời gian để đọc hướng dẫn trên bao bì

Thường thì hàm lượng muối được biểu thị bằng “Natri trên 100g”. Để biết giá trị muối thực, hãy nhân con số này với 2,5. Tuy nhiên, đa phần mọi  người lại thường bỏ qua bước này và vô tình chính bạn đã làm tăng lượng muối tiêu thụ mỗi ngày. 

Thay thế muối bằng các loại rau gia vị

Đối với thịt và rau, hãy thay muối bằng các loại rau gia vị (húng, mùi, hẹ, thì là,…). Để thêm gia vị cho cá và salad, hãy nghĩ đến nước chanh. Và cũng đừng bỏ qua những loại gia vị như thì là, ớt bột, cà ri... và tất nhiên là cả hạt tiêu./.

Theo VOV.VN

Chia sẻ bài viết