Tiếng Việt | English

11/10/2021 - 10:13

Nên ăn giờ nào để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2?

Nếu bạn là người dậy muộn hoặc thường xuyên ăn bữa đầu tiên trong ngày vào buổi sáng muộn (hoặc bỏ hoàn toàn), bạn có thể phải xem xét lại thói quen ăn sáng của mình.

Một nghiên cứu mới cho thấy ăn sáng sớm có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 và các rối loạn chuyển hóa khác.

Thói quen ăn sáng này thậm chí có thể giúp bạn tránh được một yếu tố nguy cơ liên quan là thừa cân.

Không chỉ là ăn những món ăn lành mạnh mà còn nên ăn sáng sớm. SHUTTERSTOCK

Không chỉ là ăn những món ăn lành mạnh mà còn nên ăn sáng sớm. SHUTTERSTOCK

Kết quả nghiên cứu cho thấy những người ăn sáng sớm hơn có lượng đường trong máu thấp hơn và ít kháng insulin hơn

Nghiên cứu được trình bày gần đây tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Nội tiết đã phân tích dữ liệu về chế độ ăn uống, lượng đường và insulin lúc đói từ một cuộc khảo sát đại diện trên toàn nước Mỹ và các xét nghiệm của 10.575 người trưởng thành.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Northwestern và Đại học Illinois, Chicago (Mỹ), phát hiện ra rằng những người ăn sáng sớm hơn 8 giờ 30 sáng có lượng đường trong máu thấp hơn và ít kháng insulin hơn những người ăn bữa đầu tiên muộn hơn trong ngày, theo Eat This, Not That!

Đo đường huyết. SHUTTERSTOCK

Đo đường huyết. SHUTTERSTOCK

Đường huyết tăng cao và đề kháng với hormone insulin, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, là hai dấu hiệu nhận biết tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường loại 2.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ ước tính rằng 34 triệu người Mỹ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và 88 triệu người bị tiền tiểu đường.

Trong số đó, 84% không biết mình mắc hội chứng khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và đột quỵ.

Các nghiên cứu khác đã gợi ý rằng một chiến lược ăn kiêng phổ biến được gọi là ăn hạn chế thời gian, cho phép một người ăn nhiều như họ muốn nhưng trong thời gian hoặc "thời gian ăn" ngắn hơn, cải thiện sức khỏe trao đổi chất.

Tuy nhiên, nghiên cứu này đã phát hiện ra rằng việc kháng insulin thực sự tăng lên với khoảng thời gian ăn ngắn hơn trong khi số lượng đường huyết không thay đổi đáng kể bất kể độ dài của thời gian ăn.

Nói cách khác, tốt hơn hết bạn nên dành thời gian ăn các bữa ăn của mình hơn là cố gắng nhồi nhét tất cả chúng vào một khung thời gian ngắn.

Và hãy ăn sớm! Nghiên cứu cho thấy rằng ăn bữa ăn đầu tiên sau 8 giờ 30 sáng có liên quan đến cả lượng đường trong máu cao và tình trạng kháng insulin lớn hơn, theo Eat This, Not That!

Theo thanhnien.vn

Chia sẻ bài viết