Tiếng Việt | English

12/07/2020 - 10:13

Nỗ lực khắc phục sản xuất nông nghiệp sau hạn mặn lịch sử ở Tiền Giang

Sau đợt hạn mặn lịch sử vừa qua, công tác khôi phục sản xuất, phòng chống hạn mặn mùa khô đang được tỉnh Tiền Giang đang thực hiện rất khẩn trương.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Tiền Giang, đợt hạn mặn vừa qua, đã  làm thiệt hại hơn 8.500 ha lúa Đông Xuân, trong đó có hơn 4.000 ha bị tổn thất trên 70%.

Toàn tỉnh còn có  hơn 3.500 ha cây sầu riêng bị chết trắng, giảm năng suất trên 70%; gần 30.000 hộ dân vùng Gò Công bị thiếu nước sinh hoạt...

Sau hạn mặn, ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn như: Viện cây ăn quả miền Nam, Trung tâm bảo vệ thực vật phía Nam tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật để người dân khắc phục sản xuất. Đặc biệt, đối với vườn cây ăn trái, thực hiện khôi phục sau hạn mặn theo 5 bước, chú trọng biện pháp khử mặn, cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây…


Nông dân Tiền Giang khẩn trương gieo sạ lúa khi vào mùa mưa.

Tỉnh Tiền Giang đã lập kế  hoạch phòng chống hạn mặn mùa khô năm 2021 theo từng vùng riêng biệt, trong đó, ưu tiên nguồn vốn thực hiện các công trình thủy lợi để ngăn mặn, trữ ngọt, bán kiên cố các cống đập. Đặc biệt, phải bảo vệ an toàn vườn cây ăn trái đặc sản ở các huyện phía Tây.

Ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở Nông nghiệp- PTNT tỉnh Tiền Giang cho biết: “Đối với vùng kiểm soát lũ ở các huyện phía Tây, tận dụng các ô bao ngăn lũ và triều cường của các địa phương đóng các cống, đắp đập ngăn mặn, giữ ngọt cho khu vực phía bên trong. Kiểm tra, xử lý kịp thời các công trình ngăn mặn, đặc biệt, đầu tư sửa chữa nâng cấp, thay mới các cống đã bị xuống cấp hư hỏng để vừa đảm bảo ngăn triều, đồng thời đảm bảo ngăn mặn triệt để, không để mặn lò gỉ vào bên trong nội đồng. Về lâu dài sẽ xây dựng các công trình ngăn mặn, tại đầu các kênh rạch, thông ra sông Tiền nhằm quản lý lũ, ngăn mặn, trữ ngọt, hoàn thiện hệ thống thủy lợi bảo vệ vùng chuyên canh cây ăn trái”./.

Theo VOV.VN

Chia sẻ bài viết


Máy giá đỗ Công nghệ bền vững