Tiếng Việt | English

15/08/2024 - 14:35

Bảo vệ và sử dụng đất bền vững

Từ kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đề ra 4 nhóm giải pháp để bảo vệ và sử dụng đất bền vững.

Nhiều mẫu đất, nước bị ô nhiễm

Mới đây, UBND tỉnh Long An công khai kết quả thực hiện dự án điều tra, đánh giá ô nhiễm đất trên địa bàn tỉnh. Theo đó, kết quả phân tích của 812 mẫu đất và 372 mẫu nước và kế thừa ở các khu vực ảnh hưởng của 9 nguồn gây ô nhiễm trên địa bàn tỉnh cho thấy, số mẫu đất bị ô nhiễm là 31/812 mẫu, chiếm 3,82%, số mẫu đất bị cận ô nhiễm là 81/812 mẫu, chiếm 9,98% tổng số mẫu đánh giá; số mẫu nước bị ô nhiễm là 111/372 mẫu, chiếm 29,84%, số mẫu nước bị cận ô nhiễm là 76/372 mẫu, chiếm 20,43% tổng số mẫu đánh giá.

Các huyện, thị xã, thành phố cần triển khai đồng bộ, kịp thời việc đầu tư công trình xử lý rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt tại các khu đô thị, khu dân cư nông thôn

Kết quả tổng hợp đánh giá theo nguồn gây ô nhiễm cũng cho thấy, có đến hơn 42ha đất ô nhiễm và hơn 352ha đất cận ô nhiễm nằm trong các khu công nghiệp, hơn 40ha đất ô nhiễm và 201ha đất cận ô nhiễm nằm trong các cụm công nghiệp. Đối với nguồn ô nhiễm từ các nghĩa trang, nghĩa địa có hơn 67ha đất ô nhiễm và hơn 133ha đất cận ô nhiễm.

Đối với nguồn gây ô nhiễm từ các bãi rác, xử lý rác thải chiếm hơn 79ha đất bị ô nhiễm và hơn 33ha đất cận ô nhiễm; nguồn ô nhiễm là các cơ sở y tế cũng khiến hơn 30ha đất bị ô nhiễm, hơn 134ha đất cận ô nhiễm. Riêng các khu vực thâm canh cao, sản xuất sử dụng nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khiến hơn 239ha đất bị ô nhiễm, hơn 318ha đất bị cận ô nhiễm. Ngoài ra, đối với diện tích đất nuôi trồng thủy sản có hơn 600ha ô nhiễm, hơn 582ha cận ô nhiễm.

Kết quả tổng hợp đánh giá theo nguồn gây ô nhiễm cho thấy, có đến hơn 42ha đất ô nhiễm và hơn 352ha đất cận ô nhiễm nằm trong các khu công nghiệp, hơn 40ha đất ô nhiễm và 201ha đất cận ô nhiễm nằm trong các cụm công nghiệp. Đối với nguồn ô nhiễm từ các nghĩa trang, nghĩa địa có hơn 67ha đất ô nhiễm và hơn 133ha đất cận ô nhiễm. Đối với nguồn gây ô nhiễm từ các bãi rác, xử lý rác thải chiếm hơn 79ha đất bị ô nhiễm và hơn 33ha đất cận ô nhiễm; nguồn ô nhiễm là các cơ sở y tế cũng khiến hơn 30ha đất bị ô nhiễm, hơn 134ha đất cận ô nhiễm.

Tập trung thực hiện 4 nhóm giải pháp

Từ kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đề ra 4 nhóm giải pháp để bảo vệ và sử dụng đất bền vững. Trong đó, giải pháp về tuyên truyền và phổ biến pháp luật trong bảo vệ môi trường (BVMT), trước hết, các ngành, địa phương cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật BVMT cho cộng đồng và doanh nghiệp gắn với tập huấn, hướng dẫn cách bảo vệ tài nguyên đất trong sản xuất, kinh doanh, tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng, sản xuất không đúng cách, qua đó từng bước nâng cao nhận thức của người dân trong BVMT đất.

Đối với giải pháp về chính sách, UBND tỉnh xác định việc bảo vệ đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước nói chung và đối với UBND tỉnh nói riêng. Bên cạnh các quy định tại Luật Đất đai và các nghị định hướng dẫn, UBND tỉnh, HĐND tỉnh ban hành nhiều văn bản nhằm khuyến khích người sử dụng đất bảo vệ tốt hơn nữa và tổ chức khai hoang mở rộng diện tích đất trồng lúa gắn với việc tuân thủ các quy trình sản xuất bảo đảm yêu cầu bảo vệ đất; hỗ trợ, hướng dẫn người dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Trong sản xuất thâm canh, tăng vụ, ngành Nông nghiệp cần khuyến khích nông dân đưa các giống mới năng suất cao, chống chịu sâu, bệnh và biến đổi khí hậu vào sản xuất kết hợp với đầu tư bồi bổ, cải tạo đất, ưu tiên quỹ đất cho phát triển các vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến như vùng trọng điểm sản xuất lúa ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười, vùng trồng khoai mỡ ở huyện Tân Thạnh, vùng sản xuất rau chuyên canh ở các huyện: Cần Đước, Cần Giuộc, vùng trồng thanh long ở huyện Châu Thành; vùng trồng chanh ở huyện Bến Lức, Đức Huệ,...

Cùng với đó, UBND tỉnh cùng các ngành liên quan tiếp tục thực hiện kế hoạch theo dõi, giám sát các khu vực đất bị ô nhiễm và có khả năng bị ô nhiễm gắn với đẩy mạnh hoạt động thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về BVMT, xây dựng khung pháp lý đối với quản lý chất thải, trong đó có quản lý chất thải nông nghiệp.

Đặc biệt, UBND tỉnh sẽ xem xét để xây dựng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ cụ thể, khuyến khích người nông dân BVMT quá trình sử dụng đất nông nghiệp như thực hiện việc hỗ trợ trực tiếp cho nông dân với mức hỗ trợ tùy thuộc vào việc giảm thiểu lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác,...

Riêng đối với bảo vệ nguồn nước, trong công tác quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản cần dựa trên cơ sở phân vùng sinh thái, phát triển hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước và xử lý chất thải đối với ngành nuôi trồng thủy sản công nghiệp, thâm canh nhằm đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh và các quy chuẩn môi trường quy định.

Nhiều khu vực đất bị ô nhiễm môi trường

Đối với giải pháp về quản lý tài nguyên và môi trường, trước hết cần có giải pháp xây dựng, khoanh định vùng bảo vệ nghiêm ngặt đối với đất trồng lúa nước có năng suất cao, chủ động tưới tiêu bảo đảm an ninh lương thực; bảo vệ tầng canh tác khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa. Đồng thời, cần xây dựng các quy chế BVMT cho từng ngành nghề, từng khu chức năng và từng khu vực; tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các yêu cầu về quy trình sản xuất, công tác vệ sinh, môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cơ sở y tế và các khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Đặc biệt, cần sớm xây dựng hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường trong các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư nông thôn để thông qua hệ thống quan trắc môi trường có thể đánh giá kịp thời, chính xác và kiểm soát được tình trạng chất lượng môi trường cũng như mức độ ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư nông thôn và các phương án khai thác, sử dụng đất hợp lý, bền vững và giảm thiểu tối đa thoái hóa đất, ô nhiễm đất trên địa bàn tỉnh.

Đối với các huyện, thị xã, thành phố, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương cần tập trung triển khai đồng bộ, kịp thời việc đầu tư công trình xử lý rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt tại các khu đô thị, khu dân cư nông thôn; quy hoạch hệ thống xử lý chất thải rắn qua hệ thống thu gom và xử lý tập trung cũng như tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân và doanh nghiệp về BVMT gắn với đẩy mạnh xã hội hóa công tác BVMT và chủ động xây dựng phương án, biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng đất hợp lý, bảo đảm hiệu quả và bền vững.

Ngoài ra, UBND tỉnh đề nghị các ngành liên quan cần tập trung thực hiện các giải pháp kỹ thuật cụ thể đối với từng khu vực ô nhiễm như khu vực ô nhiễm kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd, Cr, As); khu vực ô nhiễm NH4+, PO43-, BOD5, COD để khắc phục tình trạng ô nhiễm đất hiện nay./.

Bảo vệ nguồn nước ở sông, kênh, rạch

 

Bảo vệ nguồn nước ở sông, kênh, rạch 

Nhằm bảo đảm các mục tiêu sử dụng nước, an ninh nguồn nước và xử lý kịp thời các xung đột môi trường thì việc phát triển bền vững, quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước hiệu quả trở thành yêu cầu cấp thiết.

Kiên Định

Chia sẻ bài viết