Góc ảnh 'Long An quê hương tôi': Mùa len trâu
Trên vùng đất Đức Hòa (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), xen giữa những nhà máy, xí nghiệp, những cánh đồng cỏ xanh giữa bưng biền của các dự án chưa triển khai vẫn xuất hiện từng đàn trâu ung dung gặm cỏ.
Khi đàn trâu ăn hết cỏ ở cánh đồng này, người nuôi trâu thường di chuyển đàn trâu qua những vùng đất khác để kiếm cỏ ăn. Những người trong nghề nuôi trâu gọi đó là mùa len trâu.
Gần 50 năm trước, ông Ngô Văn Tuấn (68 tuổi, ngụ ấp Tràm Lạc, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa) bắt đầu "bén duyên" với nghề nuôi trâu. “Lúc ấy, gia đình dành dụm đủ để mua 2 con trâu cày. Rồi từ cặp trâu này, tôi bắt đầu chuyển sang nuôi trâu sinh sản. Không biết từ lúc nào, cái nghiệp nuôi trâu như vận vào thân. Thoắt cái đã ngót 50 năm” - ông Tuấn nói
Từ nuôi trâu cày, trâu sinh sản, khoảng gần 30 năm trở lại đây, ông Ngô Văn Tuấn chuyển sang nuôi trâu thịt. Lúc cao điểm, đàn trâu của gia đình ông lên đến hơn 150 con. Trung bình, trâu khi còn nghé phải nuôi khoảng 3 năm mới xuất bán với giá từ 15-20 triệu đồng, tùy con
Những năm qua, trên những cánh đồng bưng biền ở các xã: Mỹ Hạnh Nam, Mỹ Hạnh Bắc, ông Ngô Văn Tuấn cùng đàn trâu rong ruổi trên khắp các cánh đồng. “Chúng tôi vẫn quen gọi đó là len trâu, tức là để trâu đi ăn tự do từ cánh đồng này qua cánh đồng khác” - ông Tuấn cho biết
Gia đình ông Ngô Văn Tuấn hiện có đàn trâu khoảng 100 con
Kiên Định - Võ Thành Nguyễn
- Vì sao 30/4 Đà Lạt vắng vẻ, qua 01/5 đông nghẹt du khách? (03/05)
- Đưa bản sắc văn hóa địa phương vào cải lương (03/05)
- Những cơn mưa mùa hạ (03/05)
- Kể sử bằng cải lương (03/05)
- Dấu yêu trường huyện (02/05)
- Gia tăng lượng du khách đến Quảng Ninh, Kiên Giang trong hai ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (02/05)
- Nếu không có ngày ba mươi tháng Tư - Tiếng lòng của Đinh Thị Thu Vân (02/05)
- Khai mạc Carnaval Hạ Long 2025: Kết nối di sản - Tiên phong tỏa sáng (02/05)

