Tiếng Việt | English

02/01/2018 - 05:46

Thủy tinh tự liền

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản thông báo vừa phát triển một loại thủy tinh có khả năng tự gắn liền sau khi bị nứt, vỡ.

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản thông báo vừa phát triển một loại thủy tinh có khả năng tự gắn liền sau khi bị nứt, vỡ.

Theo đó, thủy tinh làm từ một loại polymer trọng lượng thấp có tên gọi "polyether-thioureas", có thể làm liền các vết nứt khi được nhấn bằng tay mà không cần nung nóng.

Nghiên cứu trên được chuyên gia Takuzo Aida của Trường ĐH Tokyo công bố trên tạp chí Science mới đây. Theo các nhà nghiên cứu, đây là chất rắn đầu tiên có thể tự liền ở nhiệt độ phòng. Trước đó, người ta đã phát triển được loại cao su và nhựa tự vá lành.

Mảnh thủy tinh tự liền lại sau khi bị ép nhiều giờ. Ảnh: Trường ĐH Tokyo

Mảnh thủy tinh tự liền lại sau khi bị ép nhiều giờ. Ảnh: Trường ĐH Tokyo

Các đặc tính của thủy tinh polyether-thioureas được phát hiện một cách tình cờ bởi nhà nghiên cứu Yu Yanagisawa, người sử dụng vật liệu này như một loại keo dán. Anh Yanagisawa thấy rằng khi bề mặt của loại polymer này bị cắt, các cạnh của nó sẽ dính chặt vào nhau và tự liền lại sau khi bị ép bằng tay trong vòng 30 giây ở 21 độ C. Các thử nghiệm tiếp theo cho thấy sau khi liền lại, loại vật liệu này có lại được độ bền ban đầu sau vài giờ.

Trả lời phỏng vấn đài NHK, anh Yanagisawa nói ban đầu anh không tin được kết quả mà mình nhìn thấy và phải lặp lại thử nghiệm rất nhiều lần để xác nhận. "Tôi hy vọng loại thủy tinh tự liền này có thể trở thành một vật liệu mới thân thiện với môi trường và không nhất thiết phải vứt đi nếu bị vỡ" - anh cho biết. 

Trong khi đó, ông Aida hứa hẹn polyether-thioureas có khả năng được ứng dụng làm màn hình điện thoại và các thiết bị dễ vỡ khác./.

Theo nld.com.vn

Chia sẻ bài viết