Tiếng Việt | English

17/08/2019 - 19:30

Trung Quốc lần đầu phóng thành công tên lửa đẩy thương mại SD-1

Vào lúc 12 giờ 11 (giờ Bắc Kinh), tên lửa SD-1 được phóng từ Trung tâm phóng Vệ Tinh Tửu Tuyền của Trung Quốc, mang theo 3 vệ tinh sẽ được dùng để phục vụ dịch vụ cảm biến từ xa, liên lạc, Internet.

Một tên lửa đẩy của Trung Quốc được phóng vào quỹ đạo. (Ảnh: THX TTXVN) Ngày 17/8, tên lửa đẩy mới của Trung Quốc Smart Dragon-1 (SD-1), được thiết kế phục vụ thương mại, đã thực hiện chuyến bay đầu tiên khi đưa 3 vệ tinh vào quỹ đạo.  Vào lúc 12 giờ 11 phút (giờ Bắc Kinh), tên lửa SD-1 do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tên lửa Trung Quốc, chi nhánh của Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Tên lửa đẩy Trung Quốc (CALVT), đã được phóng từ Trung tâm phóng Vệ Tinh Tửu Tuyền, miền Tây Bắc nước này, mang theo 3 vệ tinh sẽ được dùng để phục vụ dịch vụ cảm biến từ xa, liên lạc và Internet.  Với chiều dài 19,5m, đường kính 1,2m và trọng lượng khi cất cánh là 23,1 tấn, SD-1 là tên lửa đẩy có khả năng chở trọng tải 200kg lên quỹ đạo đồng bộ với Trái đất ở độ cao 500km.  [Công ty tư nhân Trung Quốc phóng thành công tên lửa đầu tiên]  Người đứng đầu CALVT Wang Xiaojun cho biết khác với các tên lửa đẩy Trường Chinh, một loạt tên lửa Dragon được chế tạo theo mô hình thương mại để đáp ứng nhu cầu của thị trường phóng các vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo phục vụ thương mại.  Các nhà khoa học Trung Quốc bỏ ra gần 18 tháng để chế tạo tên lửa đẩy SD-1. Đây là thời gian ngắn nhất để phát triển một dạng một tên lửa đẩy mới ở nước này./.  Minh Châu (TTXVN/Vietnam+)

Một tên lửa đẩy của Trung Quốc được phóng vào quỹ đạo. (Ảnh: THX TTXVN)

Ngày 17/8, tên lửa đẩy mới của Trung Quốc Smart Dragon-1 (SD-1), được thiết kế phục vụ thương mại, đã thực hiện chuyến bay đầu tiên khi đưa 3 vệ tinh vào quỹ đạo.

Vào lúc 12 giờ 11 phút (giờ Bắc Kinh), tên lửa SD-1 do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tên lửa Trung Quốc, chi nhánh của Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Tên lửa đẩy Trung Quốc (CALVT), đã được phóng từ Trung tâm phóng Vệ Tinh Tửu Tuyền, miền Tây Bắc nước này, mang theo 3 vệ tinh sẽ được dùng để phục vụ dịch vụ cảm biến từ xa, liên lạc và Internet.

Với chiều dài 19,5m, đường kính 1,2m và trọng lượng khi cất cánh là 23,1 tấn, SD-1 là tên lửa đẩy có khả năng chở trọng tải 200kg lên quỹ đạo đồng bộ với Trái đất ở độ cao 500km.

Người đứng đầu CALVT Wang Xiaojun cho biết khác với các tên lửa đẩy Trường Chinh, một loạt tên lửa Dragon được chế tạo theo mô hình thương mại để đáp ứng nhu cầu của thị trường phóng các vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo phục vụ thương mại.

Các nhà khoa học Trung Quốc bỏ ra gần 18 tháng để chế tạo tên lửa đẩy SD-1. Đây là thời gian ngắn nhất để phát triển một dạng một tên lửa đẩy mới ở nước này./.

Theo TTXVN

Chia sẻ bài viết