Sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM trong lễ khai khoá năm học. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Trong đó, chiếm tỷ lệ nhiều nhất là đơn vị sử dụng lao động hoạt động tại TP.HCM (58,18%), kế đến tại Bình Dương (19,22%), Đồng Nai (15,46%) và Bà Rịa - Vũng Tàu (7,14%).
Các đơn vị này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến - chế tạo và Thương mại - tiêu dùng (chiếm 57,95% tổng số đơn vị sử dụng lao động).
Ngoài ra, 77,52% đơn vị sử dụng lao động tham gia khảo sát có quy mô tầm trung, vừa và nhỏ (≤300 nhân sự); phần lớn là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài nhà nước (chiếm 82,47%).
Mức lương khởi điểm thạc sĩ, tiến sĩ từ 10 đến 30 triệu đồng/tháng
Đây là khảo sát có quy mô lớn lần đầu tiên do các chuyên gia của Đại học Quốc gia TP.HCM thực hiện và nghiên cứu tại bốn tỉnh, thành: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 8/2023 đến tháng 11/2023.
Theo đó, mức lương khởi điểm được phần lớn các đơn vị sử dụng lao động đề xuất cho ứng viên theo trình độ đào tạo như sau.
Mức lương khởi điểm đối với trình độ đại học từ 5 triệu đến 10 triệu đồng/tháng; thạc sĩ từ 10 triệu đến 20 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, mức lương khởi điểm đối với trình độ tiến sĩ từ 15 triệu đến trên 30 triệu đồng/tháng.
Từ sự chênh lệch của mức lương khởi điểm dành cho bậc đại học và sau đại học, nhóm nghiên cứu kiến nghị việc đào tạo sau đại học cần được tăng cường đồng thời với đào tạo nguồn nhân lực cấp cao cho xã hội.
Lĩnh vực kỹ thuật tuyển dụng nhiều nhất
Kết quả khảo sát tổng thể 1.779 đơn vị sử dụng lao động cho thấy các doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng nhân sự nhiều nhất ở lĩnh vực Kỹ thuật (tuyển 15.146 nhân sự/3 năm).
Tiếp đến là lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kinh doanh và quản lý có trung bình số lượng nhân sự được tuyển dụng mới giai đoạn 2020-2022 trung bình từ 10.000 đến trên 11.000 nhân sự cho mỗi lĩnh vực.
Xu hướng tuyển dụng trong 3 năm tới
Kế hoạch tuyển dụng nhân sự trong ba năm tới (2023-2025) của 1.779 đơn vị sử dụng lao động được khảo sát tại bốn tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ giảm 12,61% so với thực trạng ba năm qua.
Theo đó, lĩnh vực có trung bình số lượng nhân sự dự kiến tuyển dụng giảm nhiều là Kiến trúc và xây dựng (-31,18%) và Dịch vụ xã hội (-30,58%).
Ngoài ra, các lĩnh vực có trung bình nhân sự dự kiến tuyển giảm đáng kể (trên 20%) là lĩnh vực Nghệ thuật (-23,30%); Toán và thống kê (-23,12%); Công nghệ kỹ thuật (-20,48%); Nông, lâm nghiệp và thủy sản (-23,00%); Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân (-20,66%).
Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng nhân sự thuộc lĩnh vực Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, Pháp luật và Thú y có xu hướng tăng nhẹ (từ 0,35% đến 7,71%) (Bảng 2).
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự của các đơn vị sử dụng lao động tại bốn địa phương Đông Nam Bộ vẫn chủ yếu ưu tiên lĩnh vực Kỹ thuật, Công nghệ kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kinh doanh và quản lý, Máy tính và công nghệ thông tin và Sức khỏe.
Số lượng nhân sự dự kiến tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao động tại 04 tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ trong 03 năm tới (2023 - 2025) và so với thực trạng tuyển dụng ba năm qua (2020 – 2022)
Ghi chú: “-” là trung bình số lượng nhân sự dự kiến tuyển dụng của 1.779 ĐVSDLĐ được khảo sát tại bốn tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ trong ba năm tới giảm so với ba năm qua./.
Theo plo.vn
Nguồn: https://plo.vn/da-co-ket-qua-khao-sat-nhu-cau-tuyen-dung-muc-luong-khoi-diem-post768081.html