Tiếng Việt | English

02/10/2016 - 09:28

Lợi ích sức khỏe ít người biết từ gạo

Chúng ta ăn cơm từ gạo mỗi ngày, nhưng thực sự đã hiểu hết lợi ích từ gạo? Cùng tìm hiểu nhé!

Gạo rất quan trọng trong văn hóa ẩm thực trên thế giới, và nó là một loại cây ngũ cốc chính với hơn một nửa dân số thế giới (Ảnh: Hoitho)

Có hai loại chính là gạo lứt và gạo trắng. Gạo lứt nguyên cám có giá trị dinh dưỡng cao, trong khi gạo trắng được xử lý để loại bớt lớp cám bên ngoài để trông đẹp mắt, với giá trị dinh dưỡng thấp hơn.

Tùy vào nhu cầu ẩm thực, sự sẵn có và lợi ích cho sức khỏe mà người ta chọn loại gạo khác nhau. Nó cũng có thể được xác định bởi chiều dài hạt. Ấn Độ hay Trung Quốc chuộng gạo hạt dài, trong khi các nước phương Tây thích hạt gạo ngắn hoặc trung bình.

Một số lợi ích sức khỏe của gạo được giải thích dưới đây.

Nguồn năng lượng lớn: tinh bột chuyển hóa thành đường - nhiên liệu cho cơ thể và hỗ trợ trong các hoạt động bình thường của não bộ. Các vitamin, khoáng chất, và các thành phần hữu cơ khác nhau làm tăng chức năng và hoạt động trao đổi chất của tất cả cơ quan trong cơ thể.

Không cholesterol: Cơm không chứa chất béo có hại - cholesterol. Giúp cân bằng chế độ ăn uống, giảm béo phì.

Điều hòa huyết áp: Gạo chứa hàm lượng natri thấp, vì vậy nó được coi là một trong những thực phẩm tốt nhất cho những người bị cao huyết áp và tăng huyết áp.

Natri có thể gây co tĩnh mạch và động mạch, làm tăng áp lực lên hệ tim mạch. Điều này cũng liên quan với bệnh tim như xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ.

Phòng chống ung thư: gạo lứt rất giàu chất xơ không hòa tan, chống lại nhiều loại ung thư. Nhiều nhà khoa học và nhà nghiên cứu tin rằng chất xơ không hòa tan bảo vệ cơ thể chống lại sự phát triển và di căn của tế bào ung thư. Chất xơ cũng mang lại lợi ích trong việc bảo vệ chống lại ung thư trực tràng và ung thư đường ruột.

Bên cạnh chất xơ, nó cũng có chất chống oxy hóa tự nhiên như vitamin C, vitamin A, phenol và các hợp chất flavonoid - đóng vai trò như chất chống oxy hóa hoặc kích thích phản ứng của cơ thể đối với các gốc tự do. Các gốc tự do là sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa tế bào có thể làm ảnh hưởng xấu tới hệ thống cơ quan của bạn và gây ra các đột biến của các tế bào khỏe mạnh những người ung thư.

Chăm sóc da: các chuyên gia y tế nói rằng bột gạo có thể được bôi tại chỗ để chữa trị một số bệnh da liễu. Tại Ấn Độ, nước gạo được làm như một loại thuốc mỡ hiệu quả để làm dịu bề mặt da bị viêm.

Các hợp chất phenolic được tìm thấy có đặc tính chống viêm cũng rất tốt khi kích ứng nhẹ hay mẩn đỏ. Khả năng chống oxy hóa cũng giúp trì hoãn sự xuất hiện của nếp nhăn và các dấu hiệu sớm của lão hóa khác.

Bệnh Alzheimer: Gạo lứt được cho là có lợi cho hoạt động dẫn truyền thần kinh, giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer đến một mức độ đáng kể.

Lợi tiểu và tiêu hóa: cám gạo được coi là một loại thuốc hiệu quả để điều trị bệnh lỵ. Người Trung Quốc tin rằng cám gạo tăng đáng kể sự thèm ăn, chữa bệnh dạ dày và làm giảm các vấn đề tiêu hóa. Là một thuốc lợi tiểu, cám gạo có thể giúp bạn giảm lượng nước dư thừa, loại bỏ độc tố khỏi cơ thể như acid uric và thậm chí giảm cân.


(Ảnh minh họa :Getty Image)

Giàu Vitamin: Gạo bổ sung nguồn vitamin và khoáng chất như niacin, vitamin D, canxi, chất xơ, sắt, thiamin và riboflavin. Những vitamin này giúp quá trình chuyển hóa cơ thể, tăng miễn dịch.

Sức khỏe tim mạch: Dầu cám gạo được biết là có đặc tính chống oxy hóa, phát huy sức mạnh tim mạch bằng cách giảm lượng cholesterol trong cơ thể.

Tinh bột kháng (Resistant starch) kích thích sự tăng trưởng của hệ lợi khuẩn đường ruột, giúp đi tiêu bình thường, rất hữu ích trong việc làm giảm các tác động của tiêu chảy.

Theo Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế ở Philippines, giá trị dinh dưỡng của gạo cần phải được cải thiện thậm chí nhiều hơn như vậy để có thể cải thiện cuộc sống của hàng triệu trên thế giới.

Các nỗ lực đang được thực hiện để làm tăng giá trị vi chất dinh dưỡng của gạo bằng cách kết hợp các phương pháp canh tác nông nghiệp truyền thống với công nghệ sinh học hiện đại.

Kết luận: Ăn lượng cơm phù hợp cũng giúp tăng sức khỏe cho bạn đấy, nếu được hãy ăn ít nhất một chén cơm gạo lứt mỗi ngày nhé!

VOH/(Theo Health)

Chia sẻ bài viết