Tiếng Việt | English

08/07/2022 - 10:19

Nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư

Công tác bồi thường (BT), giải phóng mặt bằng (GPMB), tái định cư (TĐC) trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy KT-XH địa phương phát triển. Để công tác này đạt hiệu quả cao hơn, tạo động lực thúc đẩy địa phương phát triển hơn nữa trong thời gian tới cũng như bảo đảm quyền lợi của người bị thu hồi đất, TĐC, ngày 04-11-2021, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-TU về nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác BT, GPMB, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn. Phóng viên ( PV) Báo Long An có cuộc phỏng vấn Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) - Võ Minh Thành xoay quanh những giải pháp mà ngành thực hiện cũng như phối hợp thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của tỉnh trong công tác này.

Theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường - Võ Minh Thành, Sở tập trung một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư

Theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường - Võ Minh Thành, Sở tập trung một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư

- PV: Xin ông cho biết tình hình BT, GPMB, TĐC trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua như thế nào?

Ông Võ Minh Thành: Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh về KT-XH, nhu cầu chỉnh trang đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương, xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư, xây dựng khu đô thị mới để phục vụ nhu cầu nhà ở, sinh hoạt ngày càng phát triển. Để các dự án (DA) này được thực hiện, Nhà nước cần phải thu hồi đất, điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến một bộ phận người dân đang sử dụng đất.

Xác định công tác BT, GPMB, TĐC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, đóng vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh, cấp ủy, chính quyền địa phương, thủ trưởng các sở, ngành nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác này, qua đó tập trung lãnh, chỉ đạo triển khai, thực hiện, nhất là các DA trọng điểm, kéo dài nhiều năm. Ban Thường vụ Thành ủy, Thị ủy, Huyện ủy và UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch để triển khai, thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TU, ngày 04/11/2021, UBMTTQ và tổ chức chính trị - xã hội có sự chủ động, tích cực phối hợp chính quyền trong công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân tự nguyện chấp hành quyết định thu hồi đất; bước đầu đã hoàn thiện cơ bản về thể chế, chính sách về BT, GPMB, TĐC phù hợp tình hình thực tế của địa phương; tổ chức bộ máy làm công tác trên được kiện toàn nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng; các vướng mắc đối với một số DA cụ thể bước đầu được tháo gỡ, từ đó tiến độ BT chuyển biến tích cực.

- PV: Thưa ông, ngành TN&MT có những thuận lợi, khó khăn gì khi thực hiện công tác BT, GPMB, TĐC?

Ông Võ Minh Thành: Ngành nhận được sự quan tâm lãnh đạo sâu sát của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh về công tác BT, GPMB trong quá trình triển khai, thực hiện (Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TU, ngày 04/11/2021 về nâng cao hiệu lực, hiệu quả BT, GPMB, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Long An; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 748/KH-UBND, ngày 15/3/2022 về việc triển khai, thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TU, ngày 04/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác BT, GPMB, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh và Kế hoạch số 880/KH-BCĐGPMB, ngày 22/3/2022 về việc thực hiện công tác BT, GPMB, TĐC trên địa bàn tỉnh năm 2022 để triển khai, thực hiện).

Cấp ủy, chính quyền địa phương, thủ trưởng các sở, ngành nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác BT, GPMB đối với sự phát triển KT-XH, qua đó tập trung lãnh, chỉ đạo triển khai, thực hiện, nhất là các DA trọng điểm và các DA kéo dài nhiều năm; bước đầu đã hoàn thiện cơ bản thể chế, chính sách về BT, hỗ trợ TĐC phù hợp tình hình thực tế. Bộ máy làm công tác BT, GPMB được kiện toàn nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng; các vướng mắc đối với một số DA cụ thể bước đầu được tháo gỡ, từ đó tiến độ BT chuyển biến tích cực.

Bên cạnh đó, ngành gặp một số khó khăn nhất định. Chính sách về BT, hỗ trợ để GPMB quy định về đơn giá đã được sửa đổi, bổ sung nhưng chưa đầy đủ, kịp thời và một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn tại một số địa phương hoặc chưa phù hợp với đặc thù của một số DA, từ đó gây khó khăn cho công tác BT, GPMB, TĐC. Về tiến độ thực hiện: Do đa số DA đầu tư trên địa bàn các huyện phát sinh vướng mắc kéo dài qua nhiều năm nên chưa đáp ứng được yêu cầu về thời gian, tiến độ thực hiện theo chỉ đạo của tỉnh.

Những hạn chế, khó khăn nêu trên xuất phát từ nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Trong đó, nguyên nhân khách quan, chính sách, pháp luật đất đai về BT, hỗ trợ, TĐC không ổn định, có sự thay đổi từ Trung ương dẫn đến địa phương phải thay đổi theo. Khi áp dụng chính sách BT một DA là chính sách chung, ảnh hưởng đến nhiều hộ dân bị thu hồi đất, do đó trong quá trình triển khai, thực hiện chính sách BT, hỗ trợ, TĐC cũng có hộ được hưởng lợi từ chính sách nhưng cũng có hộ bị thiệt thòi. Một số DA sản xuất, kinh doanh nhỏ, lẻ, DA khu dân cư nằm đan xen trong các DA khu, cụm công nghiệp và các chủ đầu tư khu dân cư vì mục tiêu đẩy nhanh tiến độ, có khả năng sinh lợi cao nên BT theo phương thức tự thỏa thuận với giá chuyển nhượng thường cao hơn so với giá BT ở các DA khu công nghiệp tập trung.

Tình trạng tranh chấp đất đai trong nội bộ gia đình khi nhận tiền BT, tranh chấp thừa kế, không đồng ý bàn giao đất, chờ đến khi vụ việc được giải quyết xong thì mới nhận tiền BT ngày càng phát sinh nhiều. Việc xác định chủ sử dụng đất để lập phương án BT gặp nhiều khó khăn do người dân một số địa phương khác đến nhận chuyển nhượng đất nay không liên lạc được, nhiều trường hợp phải tiến hành kê biên vắng chủ, mất nhiều thời gian.

Công tác cập nhật chỉnh lý biến động hồ sơ đất đai chưa kịp thời dẫn đến phát sinh nhiều vướng mắc trong việc thông báo thu hồi đất, kiểm đếm, chi trả BT. Công tác quản lý đất đai tại một số địa phương còn lỏng lẻo dẫn đến nhiều trường hợp xây dựng nhà trên đất nông nghiệp nhưng không lập thủ tục chuyển mục đích sử dụng sang đất ở, đến khi thực hiện công tác BT, giá BT phải áp dụng theo giá đất nông nghiệp, từ đó, nhiều hộ dân chưa đồng tình với việc áp giá BT dẫn đến có hành vi cản trở việc giao đất để triển khai các DA, yêu cầu được bố trí nền TĐC.

Tỉnh phấn đấu năm 2022 giải phóng mặt bằng trên 1.600ha đất

Tỉnh phấn đấu năm 2022 giải phóng mặt bằng trên 1.600ha đất

Về nguyên nhân chủ quan, sự phối hợp chưa chặt chẽ, kịp thời trong quá trình thực hiện, thu hồi đất vẫn còn xảy ra sai sót về trình tự, thủ tục dẫn đến khó khăn khi giải quyết vướng mắc, nhất là thủ tục cưỡng chế thu hồi đất. Chính sách mua nền TĐC ưu đãi vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu chính đáng của người dân. Việc công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến các công trình, DA đầu tư trên địa bàn thực hiện chưa tốt, từ đó, một bộ phận người dân chưa hiểu rõ và đồng thuận, chưa phát huy tốt vai trò giám sát của mình đối với chính quyền, nhà đầu tư,...

- PV: Để thực hiện có hiệu lực, hiệu quả công tác BT, GPMB, TĐC theo kế hoạch, ngành TN&MT sẽ triển khai những giải pháp như thế nào, thưa ông?

Ông Võ Minh Thành: Theo Kế hoạch số 880/KH-BCĐGPMB, ngày 22/3/2022 về việc thực hiện công tác BT, GPMB, TĐC trên địa bàn tỉnh năm 2022, với mục tiêu phấn đấu GPMB trong năm 2022 là thu hồi 1.601,37ha đất, ngành tập trung thực hiện một số giải pháp. Theo đó, Sở TN&MT phối hợp các sở, ngành và địa phương tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về BT, GPMB, trong đó tập trung chú ý đến chính sách hỗ trợ và TĐC cho những người trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp và thường trú trên địa bàn tỉnh theo hướng xây dựng nâng mức hỗ trợ.

Đồng thời, phải bố trí TĐC thật sự tốt hơn chỗ ở cũ, phải tạo được tâm lý cho người sử dụng đất là mình “được thu hồi đất” và “được TĐC”, những vị trí đẹp nhất, tốt nhất phải ưu tiên bố trí TĐC để người dân có đất bị thu hồi được hưởng lợi từ chính việc được thu hồi đất; chính sách thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng; thuê nhà tạm cư; hệ số chuyển đổi nghề. Chấn chỉnh lại công tác định giá đất theo hướng: (1) Có quy trình thống nhất và rút ngắn thời gian xác định giá đất; (2) Định giá đất đảm bảo theo giá thị trường của loại đất được công nhận, không theo quy hoạch, không để xảy ra tình trạng thu thập thông tin giá đất theo giá “ảo” của các đối tượng đầu cơ đất đai; (3) Công tác thẩm định giá phải tính trên mặt bằng chung của điều kiện phát triển KT-XH và tiếp nhận đầu tư của tỉnh.

Sở TN&MT phối hợp Sở Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục rà soát để tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung quy định về suất đầu tư hạ tầng trên địa bàn tỉnh; đơn giá BT thiệt hại đối với cây trồng, vật nuôi để phục vụ công tác BT, hỗ trợ, TĐC trên địa bàn tỉnh theo hướng phù hợp với quy định và tình hình thực tế của địa phương. Sở phối hợp Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo GPMB tỉnh làm việc với các địa phương nhằm kịp thời phát hiện và chủ động giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các chính sách về công tác BT, GPMB để kịp thời tham mưu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

- PV: Xin cảm ơn ông!

Thanh Mỹ(thực hiện)

Chia sẻ bài viết


 
Liên kết hữu ích