Tiếng Việt | English

10/05/2022 - 15:32

Quản lý tài chính hiệu quả sau kết hôn

Không giống như khi sống một mình, bạn hoàn toàn chủ động và có quyền quyết định mọi chi phí trong cuộc sống của mình, sau khi kết hôn, bạn sẽ phải chia sẻ với một người nữa. Sẽ có sự bất đồng quan điểm về tài chính. Và những lo lắng cho tương lai.

1. Dành một ngày để chi sẻ quan điểm về tài chính

Bước đầu tiên hướng tới xây dựng nền tảng vững chắc về vấn đề tiền bạc trong hôn nhân là một cuộc nói chuyện thẳng thắn. Mỗi gia đình sẽ có cách quản lý tài chính khác nhau. Có những cặp vợ chồng sẽ trích ra một khoản tiền để trang trải các chi phí chung, còn mỗi người sẽ có quỹ riêng. Có những gia đình lại dồn tất cả thu nhập cho một người giữ, và người đó sẽ chịu trách nhiệm chi tiêu hàng tháng. Tuy nhiên, dù như thế nào, mọi quyết định chi tiêu cũng nên có sự đồng thuận của cả hai. Bạn hãy thảo luận về những vấn đề cơ bản, chia sẻ kinh nghiệm và nỗi lo tài chính của bạn với đối phương, sau đó bàn bạc về “danh sách nhóm” tài chính để xem các giá trị đưa ra có phù hợp không.

Ban đầu, vì sự khác biệt trong thói quen chi tiêu, chắc chắn cả hai sẽ có những bất đồng, ví dụ như bạn muốn dùng tiền vào các khoản ăn uống nhiều hơn còn chồng bạn lại thích mua sắm đồ công nghệ, điện tử gia đình. Ngay cả chuyện đầu tư cũng có thể nảy sinh quan điểm trái chiều, như bạn thích mua vàng còn chồng thì thích gửi tiết kiệm… Hãy lắng nghe ý kiến của đối phương cũng như giải thích hợp tình hợp lý lựa chọn của mình để cả hai có thể thống nhất phương án chi tiêu mà vẫn cảm thấy vui vẻ, thoải mái.


Ảnh minh họa

2. Tăng cường tiết kiệm, chi tiêu hợp lý

Hôn nhân đôi đi kèm với các lợi ích bổ sung nhưng cũng có nghĩa là các khoản phí sẽ được tăng lên khi bắt đầu cuộc sống mới cùng nhau. Trong những năm đầu, các bạn sẽ tốn một khoản phí khá lớn từ việc đám cưới cho đến mua nhà, mua đồ nội thất mới… Những năm sau là việc sắm sửa cho các con bạn và chi phí để nuôi dạy chúng.

Nếu bạn không có một khoản dự trữ tiết kiệm thì e rằng những việc trên sẽ trở nên vô cùng khó khăn, có khi rơi vào trạng thái bế tắc.

3. Kiểm tra lại các khoản nợ

Vì người chồng/vợ tương lai của bạn không cùng chịu trách nhiệm về các khoản nợ trước kết hôn nên đó sẽ là trở ngại cho cả hai khi bạn kết hôn và cố gắng hoàn thành mục tiêu tài chính. Cam kết tối thiểu các khoản nợ của bạn trước hôn nhân giúp cả hai bớt lúng túng cũng như giảm được áp lực cho cả bạn và người ấy.

4. Kiểm tra bảo hiểm nhân thọ và các kế hoạch đã lên

Trong giai đoạn đầu của hôn nhân, có thể bạn sẽ không nhớ và muốn xem lại các kế hoạch bất động sản hay bảo hiểm nhân thọ của bạn, vì vậy hãy cập nhật lại thông tin của người thụ hưởng ở các tài khoản này ngay bây giờ. Thông tin để tên chồng/vợ của bạn là cách tốt nhất.


Ảnh minh họa

5. Trao đổi điểm số tín dụng

Điểm số tín dụng của người bạn đời tương lai của bạn có thể nói lên rất nhiều về tính cách, lối sống cũng như việc nắm giữ tài chính của họ. Một cuộc khảo sát gần đây của Freecreditscore.com cho biết 30% phụ nữ và 20% nam giới nói rằng họ sẽ không kết hôn với một người có điểm tín dụng kém. Việc trao đổi điểm số tín dụng giúp bạn và đối phương giải quyết được những thắc mắc cá nhân đồng thời tạo sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai người.

6. Thỏa thuận trước hôn nhân

Ngày nay, nhiều người quan tâm hơn về những thỏa thuận trước hôn nhân. Nếu bạn không hài lòng với luật pháp nơi bạn ở về vấn đề li hôn và phân chia tài sản, bạn có thể soạn thảo thỏa thuận tiền hôn nhân để nêu rõ các yêu cầu tài chính của riêng bạn trong trường hợp chia tay.

Một thỏa thuận trước hôn nhân đặc biệt hữu ích trong trường hợp nếu bạn sắp “đi bước nữa” hoặc các cặp vợ chồng đã kết hôn.

7. So sánh chính sách bảo hiểm giữa các công ty

Công ty chồng/vợ bạn có chính sách bảo hiểm y tế tốt hơn không? Nếu hai bạn có kế hoạch sinh em bé, chính sách bảo hiểm của bên nào tốt hơn cho mẹ và con nhỏ?

Nhận biết điều này ngay bây giờ sẽ giúp hai bạn sau khi kết hôn có thể nhanh chóng đi đến các quyết định mà không phải lúng túng. Có thể cần một số giấy tờ liên quan cho thủ tục chuyển đổi, vì vậy hãy chuẩn bị trước hoặc ngay khi giấy phép kết hôn của bạn được chứng nhận. Hành động nhanh chóng giúp tránh những rủi ro có thể xảy ra./.

CTV Vũ Tuyến/VOV.VN

Chia sẻ bài viết