Tiếng Việt | English

17/04/2024 - 08:52

Vang mãi tiếng trống Bình An 

Gần 200 năm qua, nghề làm trống Bình An (xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An) trải qua bao thăng trầm nhưng vẫn còn đó những gia đình âm thầm giữ "lửa" nghề truyền thống, để tiếng trống Bình An mãi vang xa.

Làng trống Bình An ra đời vào cuối thế kỷ IX và được xem là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nhất không chỉ của tỉnh mà còn của miền Nam. Trống Bình An nổi tiếng gần xa không chỉ bởi sự đa dạng về mẫu mã, bền, đẹp mà còn bởi sự vang vọng, trầm bổng khác hẳn nhiều làng nghề làm trống khác.

Gần 200 năm qua, nghề làm trống Bình An trải qua bao thăng trầm nhưng vẫn còn đó những gia đình âm thầm giữ "lửa" nghề truyền thống, để tiếng trống Bình An mãi vang xa.

Trống Bình An nổi tiếng gần xa không chỉ bởi sự đa dạng về mẫu mã, bền, đẹp mà còn bởi sự vang vọng, trầm bổng khác hẳn nhiều làng nghề làm trống khác

Để làm được 1 chiếc trống hoàn thiện, các nghệ nhân phải thực hiện hơn 20 công đoạn với khoảng 200 thao tác thủ công tỉ mỉ chi tiết để cho ra chiếc trống hoàn mỹ, đặc trưng của làng trống Bình An

Ông Nguyễn Văn Lương (74 tuổi), một trong những nghệ nhân lâu đời, hiện là chủ Cơ sở trống Út Lương, cho biết, làng nghề trống Bình An do ông tổ nghề Nguyễn Văn Ty truyền lại. Những cơ sở làm trống hiện nay đều là con, cháu ông Ty. Ông Út Lương cũng là đời thứ 4 của gia tộc

 Trong số các công đoạn làm trống, công đoạn làm da trống rất quan trọng. Da làm trống phải là da trâu, không chọn da trâu non hay da bò vì âm thanh không hay và mỏng, không đủ sức chịu lực chằng dây trống khiến mặt trống không thẳng

Da trâu được mua về làm sạch rồi căng ra phơi khô khoảng 15 ngày. Tùy từng loại trống, các nghệ nhân sẽ chọn từng vùng da trâu và phải được bào kỹ. Công đoạn này rất quan trọng, quyết định đến độ vang, âm thanh của trống

 Công đoạn làm thùng trống cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ của nghệ nhân

 Thùng trống được làm bằng gỗ dăm thường là những thân gỗ lâu năm, suông và không có mắt, mỗi thùng trống được ghép từ 30-40 thanh gỗ

 Sau khi ghép những thanh gỗ thành hình thùng trống, các lồng sắt được lồng vào thùng trống sau đó dùng đục và búa đóng cho niềng ôm chặt

 Khi có miếng da trâu ưng ý, thùng trống được làm cẩn thận, các nghệ nhân sẽ tiến hành bịt mặt trống, công đoạn này mất rất nhiều sức lực

Những người nghệ nhân tại làng trống Bình An nghĩ ra cách lập giàn trò để bịt trống, dùng da trâu để làm dây néo kéo căng mặt trống

 Các nghệ nhân dùng dùi đâm những lỗ nhỏ xung quanh miếng da trâu rồi dùng dây da trâu xỏ qua lổ, đưa qua giàn trò để tiến hành căng mặt trống

 Sau mỗi lần gõ vào cây chêm của giàn trò mặt trống được cơi lên

 Mặt trống căng dần theo từng động tác của các nghệ nhân

 Cơ sở trống Út Lương là đời thứ 4 và hiện nghề trống tiếp tục được truyền lại cho con trai và cháu nội

 Còn Cơ sở trống Ba Khía hiện được anh Huy Cường theo giữ nghề, anh cũng là đời thứ 5 làm trống. Theo anh Cường, để kiểm tra độ căng của mặt trống, tùy vào kinh nghiệm, loại trống và từng nghệ nhân, có người dùng tay ấn mặt trống nhưng cũng có người dùng cả sức nặng của cơ thể để nhảy trên mặt trống

 Anh Huy Cường thực hiện thao tác canh âm sau khi căng mặt trống

 Trước đây, làng trống Bình An có khoảng trên dưới 30 hộ theo nghề nhưng hiện nay số lượng đã giảm nhiều, chỉ còn một số hộ và hầu hết đều là con cháu gia đình cụ tổ Nguyễn Văn Ty

Từng chi tiết nhỏ nhất đều được các nghệ nhân chăm chút cẩn thận

 Trống từ làng Bình An được làm hoàn toàn thủ công nhưng nhờ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân cùng bí quyết làm nghề đã tạo nên những chiếc trống với âm thanh độc đáo được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng tại làng trống Bình An, vẫn còn đó những gia đình âm thầm giữ "lửa" nghề truyền thống, để tiếng trống Bình An mãi vang xa.

Kiên Định – Võ Thành Nguyễn

Chia sẻ bài viết