Tiếng Việt | English

11/06/2022 - 07:19

Việt Nam phát triển ngành thiết bị khoa học nhanh hơn nhiều nước châu Á

Là quốc gia sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi về mặt dân số lẫn phổ cập kiến thức, Việt Nam đang đạt tốc độ tăng trưởng nhỉnh hơn so với mặt bằng chung các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC).

Theo báo cáo của Tập đoàn DKSH chuyên về dịch vụ phát triển thị trường, Việt Nam đang có phần nổi bật trong lĩnh vực ứng dụng và triển khai thiết bị khoa học so với mặt bằng chung của khu vực Đông Nam Á (SEA) cũng như châu Á - Thái Bình Dương.

Phòng thí nghiệm với trang thiết bị khoa học từ các thương hiệu danh tiếng thế giới của DKSH tại Hà Nội  CTV  Cụ thể, tốc độ tăng trưởng bình quân của APAC đạt khoảng 6,5% trong khi Việt Nam là 8%. Trong nhóm ASEAN, Singapore vẫn là quốc gia tân tiến nhất về phát triển ngành công nghiệp thiết bị khoa học, ứng dụng chủ yếu vào các mảng dược phẩm sinh học và hoạt động nghiên cứu, học thuật. Nhiều nước khác trong khu vực như Campuchia, Myanmar, Philippines và đặc biệt là Việt Nam đang đẩy mạnh triển khai mô hình phòng thí nghiệm thiết bị khoa học để sớm bắt kịp các tiêu chuẩn quốc tế.  Với mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam luôn nỗ lực nhằm đem đến nhiều sự đổi mới. Đi kèm với điều đó là nhu cầu tăng cao về đầu tư nghiên cứu và phát triển từ tất cả các ngành, nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, thực phẩm, điện và năng lượng.   Xét về lĩnh vực, công nghiệp dược phẩm sinh học đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị trường APAC cũng như châu Á. Theo ông Hanno Elbraechter - Giám đốc bộ phận kỹ thuật công nghệ của Tập đoàn DKSH, tiêu dùng cho mảng chăm sóc sức khỏe ở các quốc gia APAC đang gia tăng đáng kể do dân số già đi, kéo theo nhu cầu đầu tư và phát triển ở nhiều ngách khác nhau như cơ sở hạ tầng, thuốc không kê đơn, tự động hóa với sự hỗ trợ của robot hay các phương thức tự chăm sóc bản thân.

Phòng thí nghiệm với trang thiết bị khoa học từ các thương hiệu danh tiếng thế giới của DKSH tại Hà Nội. Ảnh CTV

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng bình quân của APAC đạt khoảng 6,5% trong khi Việt Nam là 8%. Trong nhóm ASEAN, Singapore vẫn là quốc gia tân tiến nhất về phát triển ngành công nghiệp thiết bị khoa học, ứng dụng chủ yếu vào các mảng dược phẩm sinh học và hoạt động nghiên cứu, học thuật. Nhiều nước khác trong khu vực như Campuchia, Myanmar, Philippines và đặc biệt là Việt Nam đang đẩy mạnh triển khai mô hình phòng thí nghiệm thiết bị khoa học để sớm bắt kịp các tiêu chuẩn quốc tế.

Với mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam luôn nỗ lực nhằm đem đến nhiều sự đổi mới. Đi kèm với điều đó là nhu cầu tăng cao về đầu tư nghiên cứu và phát triển từ tất cả các ngành, nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, thực phẩm, điện và năng lượng.

Xét về lĩnh vực, công nghiệp dược phẩm sinh học đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị trường APAC cũng như châu Á. Theo ông Hanno Elbraechter - Giám đốc bộ phận kỹ thuật công nghệ của Tập đoàn DKSH, tiêu dùng cho mảng chăm sóc sức khỏe ở các quốc gia APAC đang gia tăng đáng kể do dân số già đi, kéo theo nhu cầu đầu tư và phát triển ở nhiều ngách khác nhau như cơ sở hạ tầng, thuốc không kê đơn, tự động hóa với sự hỗ trợ của robot hay các phương thức tự chăm sóc bản thân.

Ông Hanno Elbraechter - Giám đốc bộ phận kỹ thuật công nghệ của Tập đoàn DKSH. Ảnh NVCC

Ông Hanno Elbraechter - Giám đốc bộ phận kỹ thuật công nghệ của Tập đoàn DKSH. Ảnh NVCC

“Chúng tôi nhận thấy các công ty dược châu Á đang đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển (R&D) để sớm có được loại dược phẩm, thuốc mới với tốc độ ra thị trường nhanh hơn. Điều này mang đến cơ hội rất lớn cho lĩnh vực kinh doanh thiết bị nghiên cứu khoa học”, ông Hanno nói.

Việt Nam cũng góp phần đáng kể vào sự thay đổi tích cực chung của APAC. Theo đó, Việt Nam sở hữu dân số trẻ năng động, ham học hỏi nhưng cùng với đó là nhóm người tuổi già lớn hơn trước - yếu tố gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn cộng đồng. Bên cạnh đó, ý thức người dân cũng như các phương thức giáo dục liên quan đến môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm được đẩy mạnh. Nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã chung tay đầu tư, nghiên cứu mảng thiết bị để đưa đến sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn. Điều này cũng nhằm đáp ứng được tiêu chuẩn chung quốc tế khi Việt Nam muốn vươn ra ngoài biên giới.

DKSH đã đầu tư trung tâm thí nghiệm thiết bị khoa học tại Trường đại học Bách Khoa TP.HCM vào năm 2021 và mới đây, tháng 6.2022, tập đoàn Thụy Sĩ này mở thêm phòng thí nghiệm mới tại Trường đại học Phenikaa ở Hà Nội (DKSH Demo Lab Hà Nội). Cả hai đều được lắp đặt đầy đủ trang thiết bị đến từ các thương hiệu hàng đầu thế giới như Malvern Panalytical, Agilent, Leica Microsystem, Merck, Binder, Biomerieux… ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Đây cũng là nơi các chuyên gia kỹ thuật từ DKSH tìm hiểu đánh giá nhu cầu thị trường để phát triển các phương pháp mới, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm hỗ trợ khách hàng cải tiến và nâng cao sản phẩm.

Phòng Lab cũng hỗ trợ cho việc học của sinh viên, giúp họ tiếp cận sớm với các thiết bị kỹ thuật công nghệ tân tiến trên thế giới cũng như phục vụ nhu cầu sử dụng thiết bị khoa học cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. DKSH cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, từ thử nghiệm tới mẫu test, cùng với đó là đội ngũ chuyên gia về thiết bị để mang đến những thông tin đáng giá. Ông Hanno cho biết phòng Lab sẽ có hàng loạt thiết bị tiên tiến hàng đầu thế giới mà nếu doanh nghiệp tự đầu tư sẽ vô cùng tốn kém chi phí và thời gian.

“Phòng thí nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đầu tư mà vẫn đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm”, lãnh đạo DKSH Việt Nam cho biết thêm. Không những vậy, trong vai trò là nhà cung cấp dịch vụ phát triển thị trường cho ngành thiết bị nghiên cứu khoa học hàng đầu tại khu vực APAC, DKSH còn đóng vai trò cầu nối để đưa những tập đoàn danh tiếng thế giới về thiết bị nghiên cứu tìm kiếm đối tác và phát triển bền vững tại thị trường APAC đầy tiềm năng./.

Theo thanhnien.vn

Chia sẻ bài viết