Tiếng Việt | English

21/10/2020 - 14:18

Bộ Trưởng Tô Lâm: Sẽ bỏ hộ khẩu, sổ tạm trú từ ngày 1/7/2021

Nội dung quy định về thời hạn giá trị của sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã nhận được rất nhiều ý kiến tranh luận từ các đại biểu Quốc hội...

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành nội dung làm việc sáng ngày 21/10. (Nguồn ảnh: quochoi.vn)

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành nội dung làm việc sáng ngày 21/10. (Nguồn ảnh: quochoi.vn)

Sáng nay (ngày 21/10), Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi). Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ Trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm đã có chỉ đạo về vấn đề này.

Bỏ hộ khẩu, sổ tạm trú

Báo cáo giải trình tại phiên họp, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm, khẳng định cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, phối hợp với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tiếp tục hoàn thiện dự án Luật để trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này.

Làm rõ thêm một số nội dung của dự án Luật, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh 3 mục tiêu cơ bản của việc sửa đổi Luật Cư trú đó là: Thứ nhất phải đảm bảo yêu cầu không cản trở, ngăn trở quyền tự do cư trú của công dân và đây là ưu tiên rất quan trọng.

Thứ hai là xác định được vị trí pháp lý của người dân trên lãnh thổ Việt Nam, dù ở đâu cũng phải có vị trí pháp lý để giao dịch trong cuộc sống. Thứ ba, việc quản lý không được gây phiền hà, không được gây nhũng nhiễu cho người dân.

Nội dung thứ 2 Bộ trưởng Tô Lâm đề cập, đó là thời gian chuyển tiếp sau khi dự án Luật có hiệu lực. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề xuất 2 phương án về chuyển tiếp Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy sau khi Luật có hiệu lực. Đó là sổ hộ khẩu, sổ tạm trú có thời gian chuyển tiếp đến 31/12/2022. Phương án 2 là Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hết giá trị kể từ thời điểm Luật có hiệu lực thi hành là từ ngày 01/7/2021.

Sáng nay (ngày 21/10), Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi). Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ Trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm đã có chỉ đạo về vấn đề này.

Bỏ hộ khẩu, sổ tạm trú

Báo cáo giải trình tại phiên họp, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm, khẳng định cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, phối hợp với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tiếp tục hoàn thiện dự án Luật để trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này.

Làm rõ thêm một số nội dung của dự án Luật, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh 3 mục tiêu cơ bản của việc sửa đổi Luật Cư trú đó là: Thứ nhất phải đảm bảo yêu cầu không cản trở, ngăn trở quyền tự do cư trú của công dân và đây là ưu tiên rất quan trọng.

Thứ hai là xác định được vị trí pháp lý của người dân trên lãnh thổ Việt Nam, dù ở đâu cũng phải có vị trí pháp lý để giao dịch trong cuộc sống. Thứ ba, việc quản lý không được gây phiền hà, không được gây nhũng nhiễu cho người dân.

Nội dung thứ 2 Bộ trưởng Tô Lâm đề cập, đó là thời gian chuyển tiếp sau khi dự án Luật có hiệu lực. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề xuất 2 phương án về chuyển tiếp Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy sau khi Luật có hiệu lực. Đó là sổ hộ khẩu, sổ tạm trú có thời gian chuyển tiếp đến 31/12/2022. Phương án 2 là Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hết giá trị kể từ thời điểm Luật có hiệu lực thi hành là từ ngày 01/7/2021.

Các đại biểu tham gia phiên thảo luận sáng ngày 21/10. (Ảnh: quochoi.vn)

Các đại biểu tham gia phiên thảo luận sáng ngày 21/10. (Ảnh: quochoi.vn)

"Đối với gần 30 thủ tục hành chính ở cấp Bộ và hàng chục thủ tục ở các cấp chính quyền địa phương đang có yêu cầu xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan khác có liên quan khẩn trương rà soát các văn bản quy phạm pháp luật mà mình đã ban hành có nội dung quy định liên quan đến sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc có yêu cầu xuất trình giấy tờ xác nhận về cư trú để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Luật này, bảo đảm có thể thực hiện thông suốt, thống nhất ngay từ ngày 1/7/2021," ông nói.

Nhà nhỏ vẫn được đăng ký thường trú

Trong phiên thảo luận sáng nay, vấn đề thứ 3 các đại biểu quan tâm đó là các khái niệm về thường trú, tạm trú, lưu trú. Về vấn đề này, theo Bộ trưởng Tô Lâm, các khái niệm trên đã được quy định rất cụ thể trong Luật. Cụ thể, mỗi người phải có nơi cư trú hợp pháp, đó là nơi thường trú. Ngoài nơi thường trú cố định có thể tạm trú, lưu trú ở nơi khác trong khoảng thời gian nhất định nào đó.

“Về quy định thường trú thì không quy định diện tích tối thiểu bởi thực tế, có gia đình chỉ có 1 căn hộ vài chục m2 đã sinh sống nhiều đời tại căn hộ đó thì bố mẹ, con cái và các thế hệ sau này nếu vẫn ở đó thì vẫn được đăng ký thường trú. Quy định 8m2 mới được đăng ký thường trú chỉ áp dụng đối với người ở nhờ, ở thuê,” Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh.

Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi). (Ảnh: quochoi.vn)

Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi). (Ảnh: quochoi.vn)

Bộ trưởng Tô Lâm cũng cho biết việc bỏ hộ khẩu giấy còn tạo điều kiện cho những trường hợp ly thân, ly hôn nhưng không thể chuyển khẩu hay không chịu chuyển khẩu ra khỏi nhà chồng cũ, vợ cũ vì chủ hộ không đồng ý.

Trên thực tế, có hàng nghìn người sau khi ly hôn không thể chuyển được hộ khẩu đi vì chồng/bố mẹ chồng là những người chủ hộ không cho chuyển. Sau khi Luật có hiệu lực thì cơ quan quản lý sẽ căn cứ trên quyết định của Tòa án để chuyển hộ khẩu cho công dân đến nơi thường trú mới.

Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh việc Luật Cư trú sửa đổi là cải cách rất lớn. Nếu chúng ta quản lý công dân, quản lý cư trú tốt thì không phải tổng điều tra dân số vì đã được quản lý theo hệ thống, rất chính xác, góp phần giảm thiểu thủ tục hành chính liên quan đến cư trú./.

Theo TTXVN

Chia sẻ bài viết