Tiếng Việt | English

23/08/2021 - 11:04

Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đáp ứng đúng khát vọng của nhân dân Việt Nam

Hiện nay, các thế lực thù địch sử dụng nhiều phương tiện, bằng nhiều con đường với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt tấn công vào nền tảng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự công kích, chống phá ngày càng quyết liệt khi họ dựa vào hiện thực là sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Liên Xô và các nước Đông Âu vào cuối thế kỷ XX và những khó khăn trong xây dựng CNXH ở nước ta. Họ cho rằng, sự sụp đổ của mô hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu là một tất yếu lịch sử vì nó bắt nguồn từ “sự lạc hậu, lỗi thời cơ bản của bản thân chủ nghĩa Mác-Lênin”; bởi “CNXH mà Mác nêu ra chỉ là một lý tưởng, một CNXH “không tưởng”, không bao giờ thực hiện được”.

Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn chúng ta đều thấy rằng những luận điểm mà chúng đưa ra là hoàn toàn sai trái.

Về lý luận, CNXH không tưởng đã không phát hiện ra quy luật vận động và phát triển của lịch sử xã hội loài người, không khám phá ra bản chất của chủ nghĩa tư bản cũng như không tìm ra được lực lượng có thể tiến hành cách mạng lật đổ giai cấp tư sản. Khi “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” ra đời, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra ba phát kiến vĩ đại: Chủ nghĩa duy vật lịch sử; học thuyết giá trị thặng dư và sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân đã đưa CNXH từ không tưởng trở thành khoa học.

Trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, các ông cho rằng quy luật vận động và phát triển của lịch sử xã hội loài người là quá trình phát triển lịch sử - tự nhiên, sự thay thế nhau của các hình thái KT-XH từ thấp tới cao. Như vậy, hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa với bản chất nhân văn cao cả là giải phóng giai cấp, con người, xã hội khỏi áp bức, bất công, bóc lột sẽ thay thế hình thái KT-XH tư bản chủ nghĩa.

Học thuyết giá trị thặng dư đã bóc trần bản chất bóc lột lao động làm thuê của chủ nghĩa tư bản, bằng những thủ đoạn tinh vi, nhà tư bản chiếm đoạt ngày càng lớn “giá trị thặng dư” được sinh ra nhờ lao động không công của người công nhân. Từ đó, làm cho mâu thuẫn kinh tế ngày càng gay gắt giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Từ hai phát kiến trên, các ông đã chứng minh được rằng giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử cao cả là lãnh đạo, tổ chức thắng lợi cuộc cách mạng XHCN ở mỗi nước để lật đổ tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội mới, XHCN tiến lên cộng sản chủ nghĩa.

Về thực tiễn, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là một minh chứng lý luận của chủ nghĩa Mác đúng đắn, CNXH là một hiện thực trong lịch sử và vẫn là một hiện thực không hề phủ nhận. Cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, Liên Xô trở thành siêu cường thứ hai trên thế giới. Ở Liên Xô lúc bấy giờ, 4 lĩnh vực: Việc làm, nhà ở, y tế và giáo dục được quan tâm và miễn phí cho toàn dân. Cùng với đó, 4 đối tượng được ưu tiên là trẻ em, người già, phụ nữ và dân tộc thiểu số,… Điều này đã tạo ra được công bằng xã hội, thể hiện tích ưu việt của CNXH.

Cho đến nay, mặc dù hệ thống XHCN hiện thực thế giới đã tan rã nhưng không ai có thể phủ nhận sự tồn tại khách quan và tính ưu việt của nó. Sức sống của CNXH vẫn được nhìn thấy ở các nước kiên định với sự lựa chọn của mình như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Lào,…

Những mầm mống của CNXH vẫn đang tiếp tục phát triển bất chấp sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc như mô hình CNXH thế kỷ XXI ở Mỹ Latinh. Những nhân tố CNXH vẫn đang tồn tại ở ngay trong lòng chủ nghĩa tư bản. Các nước theo lý tưởng CNXH đang đạt được những thành tựu to lớn cả về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế.

Trên con đường đi lên CNXH, Việt Nam đã đạt những thành tựu quan trọng, khá toàn diện, tạo được dấu ấn nổi bật. Đánh giá tổng thể về kết quả 35 năm đổi mới đất nước, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư - Nguyễn Phú Trọng khẳng định trước toàn Đảng, toàn quân và dân ta: “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tiếp tục được phát triển; kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức độ khá cao; quy mô và tiềm lực nền kinh tế tăng lên, chất lượng tăng trưởng được cải thiện”.

“Chính trị xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh không ngừng được củng cố, kiên quyết, kiên trì đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng và hiệu quả; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Đặc biệt năm 2020, đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến nước ta, gây ra nhiều thiệt hại về KT-XH và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước, nhưng nhờ phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sự ưu việt của chế độ XHCN, sự tham gia quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân, chúng ta đã từng bước kiểm soát thành công được đại dịch Covid-19, từng bước phục hồi sản xuất, kinh doanh và các hoạt động KT-XH; ổn định đời sống, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ XNCH”.

Những thành tựu đó ngày càng khẳng định sự đúng đắn trong đường lối xây dựng CNXH, đồng thời cũng khẳng định sự nhận thức và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đây là cơ sở, nền tảng vững chắc củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ; bằng chứng đầy sức thuyết phục để bác bỏ những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Hiện nay, các thế lực thù địch sử dụng nhiều phương tiện, bằng nhiều con đường với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt tấn công vào nền tảng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự công kích, chống phá ngày càng quyết liệt khi họ dựa vào hiện thực là sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Liên Xô và các nước Đông Âu vào cuối thế kỷ XX và những khó khăn trong xây dựng CNXH ở nước ta. Họ cho rằng, sự sụp đổ của mô hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu là một tất yếu lịch sử vì nó bắt nguồn từ “sự lạc hậu, lỗi thời cơ bản của bản thân chủ nghĩa Mác-Lênin”; bởi “CNXH mà Mác nêu ra chỉ là một lý tưởng, một CNXH “không tưởng”, không bao giờ thực hiện được”./.

Đoàn Văn Xê

(Trường Chính trị Long An)

Chia sẻ bài viết