(Nguồn: economictimes.indiatimes.com)
Gần đây, Ấn Độ vừa đưa ra Kế hoạch Hành động Ấn Độ-ASEAN 2021-2025 hướng tới mục tiêu thúc đẩy hơn nữa quan hệ với các nước ASEAN. Theo Kế hoạch, hai bên dự kiến sẽ hợp tác trong các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, chống khủng bố và phát triển cơ sở hạ tầng liên quan an ninh hàng hải. Kế hoạch này đã được thúc đẩy ra sao trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Việt Nam?
VietnamPlus xin giới thiệu bài viết của Tiến sĩ Pankaj Jha đăng trên trạng mạng Modern Policy.
Có thể thấy nhu cầu cần phải giải quyết các thách thức đang nổi lên trong lĩnh vực dịch bệnh và nghiên cứu y tế để bảo vệ mạng sống của người dân khu vực Đông Nam Á trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Việt Nam.
Hơn nữa, hai bên đã có những động thái tích cực trong tăng cường kết nối giữa hai bên và điểm lại những thành tựu trong quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ-ASEAN.
Hội nghị cấp cao Ấn Độ-ASEAN sắp tới sẽ giải quyết hàng loạt vấn đề như hợp tác trên biển, phát triển bền vững, phát triển tài nguyên biển, tính kết nối trong những nền tảng vật lý và kỹ thuật số, tăng cường giao lưu nhân dân tới nhân dân thông qua các sáng kiến như y tế, giáo dục và du lịch.
Một điểm quan trọng của kế hoạch hành động mới này là tăng cường các cuộc diễn tập phòng thủ, phối hợp tuần tra, cơ chế hỗ trợ hậu cần hiệu quả đối với hoạt động cứu trợ nhân đạo và thiên tai.
Trên thực tế, một trong những dấu mốc quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ-ASEAN là lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.
Trong những năm gần đây, hợp tác chống khủng bố, an ninh mạng và du lịch y tế đã được tăng cường.
ASEAN đã thực hiện các sáng kiến mới liên quan cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đồng thời nghiên cứu cách thức phát triển hợp tác hiệu quả hơn với các khác trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, học máy và robot.
Ấn Độ đã tiến hành nhiều cuộc tập trận chung và ký kết thoả thuận hậu cần với các nước như Pháp, Australia, Mỹ, Singapore và Nhật Bản.
Nhu cầu thúc đẩy tự do hàng hải và thương mại trên các tuyến giao thông trên biển quan trọng, cũng như thúc đẩy việc không sử dụng vũ lực và giải quyết các tranh chấp hàng hải lâu đời thông qua UNCLOS, phát triển cơ chế giải quyết những mối quan ngại của các nước ASEAN ngày càng gia tăng.
Hiệp định thương mại tự do Ấn Độ-ASEAN được công nhận là đã mang lại lợi ích kinh tế, nhưng cần xem xét để thúc đẩy các lĩnh vực mới và sự di chuyển tự do của lao động có trình độ.
Khi đánh giá quan hệ Ấn Độ-ASEAN, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và quan hệ đối tác chiến lược, vấn đề chậm trễ trong cách tiếp cận về đáp ứng các mục tiêu kết nối đã được đưa ra.
Tuy nhiên, quan hệ song phương hai bên còn nhiều tiềm năng phát triển trong nền kinh tế số, giáo dục, đào tạo nghề cho lao động, nâng cao năng lực trong các lĩnh vực như Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SMEs).
Việc Ấn Độ đưa ra khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và các cuộc họp của Bộ tứ (QUAD) đã cho thấy cơ hội xây dựng một kiến trúc thượng tầng giải quyết các mối quan tâm cốt lõi về an ninh khu vực, quy tắc ứng xử trên biển và phối hợp nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình, vì một nền hòa bình và phát triển hơn nữa tại khu vực.
Một trong những lĩnh vực được nêu trong Kế hoạch hành động Ấn Độ-ASEAN là hợp tác về trí tuệ nhân tạo, học máy và chia sẻ phương pháp thực hành tốt nhất liên quan cách mạng công nghiệp 4.0.
Đối thoại Delhi đã dần mất đi động lực khi chương trình nghị sự và ý tưởng trở nên trùng lặp, không có điểm mới. Tuy nhiên, Đối thoại Delhi đã đưa ra cơ chế tham vấn Track I và Track II, quy tụ sự tham gia của các học giả, chuyên gia, quan chức cũng như nhà lãnh đạo quốc tế.
Với sự quan tâm ngày càng lớn của EU đối với khu vực, các cường quốc châu Âu đã đưa ra chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của riêng họ và Đông Nam Á mặc nhiên trở thành tâm điểm của những sáng kiến này.
Ấn Độ nên tìm hiểu khả năng xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng để có thể tận dụng cơ hội từ các hoạt động đầu tư, phát triển tại khu vực về dài hạn.
Các tiến trình như ADMM mở rộng về an ninh hàng hải, chống khủng bố cũng ghi nhận sự tham gia sâu rộng của Ấn Độ. Trong các lĩnh vực như rà phá bom mìn, phát triển kế hoạch hành động nhân đạo rà phá bom mìn tồn tại nhiều tiềm năng hợp tác.
Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một trong những lĩnh vực mới, và cần lấy tính trung tâm của châu Á làm mục tiêu chính.
Các nước ASEAN đã và đang nỗ lực xây dựng kế hoạch hành động toàn diện về chống khủng bố; do đó, trong ASEAN nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam cần chú trọng hơn nữa để xây dựng sự đồng thuận và thiết lập các cấu trúc cần thiết để có thể tiếp tục hợp tác ở cấp chính thức về dài hạn.
Ấn Độ chưa phát triển chiến lược chống lại chủ nghĩa cực đoan, do đó ASEAN nên chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất với Ấn Độ. Một trong những lĩnh vực trọng tâm trong kế hoạch hành động là kiến trúc tài chính và hợp tác cần thiết cho sự phát triển của thị trường vốn, thúc đẩy những cách thức mới cho phép giao dịch tài chính qua những biện pháp bảo mật.
Hợp tác năng lượng là một trong những lĩnh vự quan trọng đối với cả ASEAN và Ấn Độ. Nhưng để hợp tác thành công trong lĩnh vực này, hai bên cần hướng tới nghiên cứu về hiệu quả năng lượng, công nghệ pin nhiên liệu và phát triển xe điện để hạn chế ô nhiễm, giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam, các lĩnh vực như nông nghiệp, nuôi tằm, trồng hoa và phát triển những kỹ thuật mới để nâng cao năng suất đã được hỗ trợ. Điều này đòi hỏi sự thúc đẩy đối với quỹ khoa học và công nghệ Ấn Độ-ASEAN do hai bên thành lập. Nhiều nước Đông Nam Á đang phụ thuộc và nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản.
Lĩnh vực kinh tế xanh có tiềm năng lớn và cả hai bên đều mong muốn khám phá những tiềm năng đó. Cần triển khai những dự án mới và đối thoại cấp bộ trưởng trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam.
Ấn Độ là một nước đang phát triển và có những bước nhảy vọt trong lĩnh vực công nghệ chiến lược, cải tiến quốc phòng và truyền thông vệ tinh hiện đại.
Trong lĩnh vực không gian và mạng, hai bên có thể phát triển phần mềm và ứng dụng di động để giảm sự phụ thuộc vào các ứng dụng di động của Trung Quốc.
Ấn Độ và ASEAN có thể hợp tác trong phát triển du lịch, đặc biệt xác định các mạch du lịch có khả năng thúc đẩy nền kinh tế, cũng như cân nhắc đến ngành công nghiệp du lịch, nhà hàng, khách sạn.
Trong giai đoạn hậu COVID-19, cần phát triển du lịch song song với việc thực hiện các biện pháp phòng dịch an toàn để phát triển lĩnh vực này một cách vượt bậc.
Về biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học, Việt Nam có thể đề xuất biện pháp để đảm bảo an toàn cho các bể chứa carbon, kết nối các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và giảm thiểu tác động của biến đối khí hậu.
Quan hệ Ấn Độ-ASEAN cần được thúc đẩy hơn nữa thông qua việc quản lý Quỹ Xanh hiệu quả hơn, xây dựng kế hoạch hành động với rác thải biển và phát triển các sản phẩm phân huỷ sinh học.
Đại dịch COVID-19 đã mở ra lĩnh vực mới là y tế công cộng và phát triển các loại thuốc gốc. Mặc dù hợp tác Ấn Độ-ASEAN đã đem lại nhiều thành tựu, song vẫn cần phát triển vắcxin và tạo ra chuỗi cung ứng hậu cần để những vắcxin này có thể được tiếp cận rộng rãi trong khi được vận chuyển tại điều kiện nhiệt độ dưới 0 độ.
Có thể thấy rằng Việt Nam đã và đang thực hiện một số biện pháp liên quan ngay cả trong điều kiện không thuận lợi ví dụ như đại dịch COVID-19.
Chương trình nghị sự và kết quả hội nghị cũng được phân định rõ ràng. Cần giải quyết những vấn đề này trong các cuộc họp cấp cao ASEAN-Ấn Độ, đồng thời nhìn nhận rằng mối quan tâm của cả hai bên là đa dạng và tồn tại nhiều tiềm năng to lớn trong tương lai./.
Theo TTXVN